Tuổi này đại kỵ với cây Lưỡi Hổ: Trồng 1 cây nhỏ thôi gia chủ cũng nghèo, tiền của không cánh mà bay

20:02, Thứ bảy 22/02/2025

( PHUNUTODAY ) - Khi trồng cây Lưỡi Hổ bạn cần lưu ý không phải ai trồng cũng hợp, có tuổi kỵ theo phong thủy vì có thể tác động xấu tới gia chủ.

Tìm hiểu về cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là loại cây phong thủy rất được nhiều người yêu thích. Loại cây này thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Lưỡi hổ có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Thân của cây lưỡi hổ có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.

Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới hơn 70 loài khác nhau như: cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ xanh... nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.

Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới

Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới

Theo quan niệm phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trong việc trừ tà, loại bỏ âm khí, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Lưỡi hổ là loại cây thường dùng làm quà tặng, với mong muốn cầu chúc may mắn đến với bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.

Theo phong thủy, cây lưỡi hổ còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Lá lưỡi hổ có hình con dao sắc và được xem như là sức mạnh của chúa sơn lâm nên có khả năng xua đuổi tà khí, hạn chế các xui xẻo đến với gia đình.

Do vậy mọi người thường thấy cây lưỡi hổ được trồng thành một hàng rào trước nhà hoặc trồng thành hàng trước cửa các tòa nhà.

Theo phong thủy, cây lưỡi hổ còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ

Theo phong thủy, cây lưỡi hổ còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ

Tuổi nào kỵ cây lưỡi hổ?

Những tuổi kỵ với cây lưỡi hổ trắng là: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003),…

Những tuổi kỵ (khắc) cây lưỡi hổ vàng là: Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…

Những tuổi kỵ (khắc) với cây lưỡi hổ viền vàng là: Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…

Cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu?

Cây lưỡi hổ có thể trồng ở trước nhà, chiều cao của cây thấp nên gia chủ có thể trồng thành hàng rào đều được.

Vị trí thích hợp để đặt cây lưỡi hổ trong nhà là phòng khách, nên đặt ở các góc phòng hoặc bên cạnh ghế sofa, cạnh kệ tivi. Hoặc bạn có thể đặt 2 chậu lưỡi hổ 2 bên lối cửa ra vào, nó cũng mang lại nhiều ý nghĩa xua đuổi điềm rủi, thu hút may mắn.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ cũng sẽ giúp thanh lọc không khí tốt hơn, cây sẽ hấp thụ lượng khói thuốc, CO2 và Nitơ và tăng cường lượng oxi cho không khí cải thiện sức khoẻ gia đình.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: lưỡi hổ