Chanh chứa vitamin A và C, folate, sắt, magie, phốt pho, niacin, riboflavin và nhiều chất dinh dưỡng khác; giúp giữ cho thai nhi khỏe mạnh. Do đó, chanh nên "góp mặt" trong chế độ ăn uống khi mang thai của bạn. Tuy nhiên, bạn nên dùng chanh với lượng vừa phải để tận dụng những yếu tố tích cực và loại bỏ các tác động tiêu cực.
Chanh và nước chanh cũng được coi là an toàn để tiêu thụ trong thời gian mang thai, thậm chí có thể giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng thai nghén.
Trong thực tế, hầu hết các loại nước ép trái cây đều an toàn với bà bầu. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày và tim mạch ở phụ nữ, chủ yếu ở những tháng sau của thai kỳ.
Cách pha nước chanh cho bà bầu
Mẹ bầu có thể pha nước chanh theo hướng dẫn dưới đây để uống hàng ngày.
Chanh sau khi mua về nên rửa sạch, cắt đôi và vắt lấy nước, bỏ hạt. Thêm nước và mật ong. Chị em có thể sử dụng đường, nhưng tất nhiên, mật ong vẫn tốt hơn. Lưu ý, mẹ bầu không nên uống nước chanh quá chua hoặc quá ngọt. Chỉ với một nửa trái chanh, bạn có thể đã đáp ứng được 20% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của cơ thể.
Chanh nên được pha loãng trong nước ấm dưới 60 độ C. Bạn có thể cho thêm một ít vỏ chanh vào ly nước. So với phần thịt quả, vỏ chanh có nhiều chất chống oxy hóa hơn.
3 khung giờ vàng để bầu uống nước chanh ấm
Đây là những thời điểm tốt nhất trong ngày, mẹ bầu hãy chọn ra một thời điểm phù hợp với mình nhất để uống nước chanh. Mỗi ngày uống một ly nước chanh là đủ.
– 7 giờ sáng khi thức dậy: sau 8 tiếng ngủ, mẹ bầu có thể mất nước qua việc toát mồ hôi nên thai nhi sẽ khát lắm. Chính vì vậy đây là một thời điểm rất lý tưởng để mẹ uống nước chanh, như vậy bào thai sẽ hấp thụ được hoàn toàn chất dinh dưỡng.
– 5 giờ 30 chiều: lúc này cơ thể mẹ đang dần mệt mỏi sau một ngày dài, mẹ có thể chọn uống một cốc nước chanh ấm để cơ thể khỏe mạnh hơn. Uống nước chanh vào lúc này còn khiến da mẹ sáng hơn, tươi tắn hơn đấy!
– 8 giờ tối: Sau khi ăn tối xong là thời điểm thích hợp để mẹ uống 1 cốc nước chanh ấm để hỗ trợ tiêu hóa, giúp dinh dưỡng truyền vào cơ thể nhanh hơn và con cũng được hấp thụ đủ các chất bổ.
Tác dụng của nước chanh với bà bầu
Ổn định huyết áp
Bà bầu bị huyết áp cao mãn tính hoặc huyết áp thai kỳ đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai, thậm chí dẫn đến tiền sản giật. Và một ly chanh ấm mỗi ngày sẽ có tác dụng giúp bầu duy trì mức huyết áp ổn định hơn.
Giảm ốm nghén
Nếu đang cảm thấy dạ dày khó chịu và một cơn buồn nôn có thể đến ngay sau đó, chị em nên pha ngay cho mình một ly chanh ấm và thêm một chút muối. Cách này có thể làm dịu dạ dày đang bị kích thích, giúp thần kinh tỉnh táo hơn, và nhờ vậy, cơn buồn nôn cũng nhanh chóng "lặn mất tăm".
Ngăn ngừa táo bón hiệu quả
Không chỉ bổ sung nước, uống nước chanh mỗi ngày còn giúp tăng cường nhu động ruột, loại bỏ những chất thải của cơ thể, từ đó cũng giảm bớt nguy cơ bị táo bón cho các mẹ.
Tốt cho xương
Nước chanh là một nguồn tuyệt vời của canxi và magiê, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và cải thiện sức khỏe của xương. Đồng thời, lượng kali trong nước chanh cũng giúp nuôi dưỡng các dây thần kinh và các tế bào não.
Tốt cho thai nhi
Trong chanh có chứa Potassium – một hoạt chất giúp não bộ thai nhi phát triểu tốt. Ngoài ra, trong nước chanh chứa nhiều kali, rất có lợi cho sự hình thành và phát triển xương của bào thai. Khoáng chất này còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển não bộ và các tế bào thần kinh của em bé.