Nồng độ cồn trong máu khiến bạn không được phép tham gia điều khiển xe mà còn khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi. Vì thế ai cũng muốn đào thải nhanh độ cồn ra khỏi máu.
Bao lâu sau thì cơ thể hết cồn?
Để biết bao lâu cơ thể đào thải hết cồn thì bạn cần biết cách tính lượng cồn đã dung nạp. Theo quy định thì 1 đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất. 1 đơn vị cồn này có thể quy đổi ra lượng rượu bia như: 200ml bia; 75ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Dựa theo thông số này thì bạn có thể quy đổi số lượng rượu bia mà mình đã uống ra số đơn vị cồn.
Để đào thải nồng độ cồn thì phụ thuộc vào thể trạng cách uống. Trung bình cứ sau 1 tiếng, gan sẽ trung bình đào thải được 1 đơn vị cồn với người có sức khỏe bình thường. Nếu sức khỏe kém hơn sẽ đào thải chậm hơn. Về cơ chế đào thải cồn của cơ thể, khoảng 10 - 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi và khoảng 85 - 90% sẽ được xử lý qua gan. Nên nếu nói chuyện, vã mồ hôi cũng là một cách tăng đào thải nồng độ cồn, bên cạnh việc đi tiểu.
Dựa theo cách trên bạn có thể ước tính thời gian đào thải cồn. Ví dụ uống 2 cốc bia thì tương đương nạp vào 3 đơn vị cồn nên với người khỏe mạnh bình thường thì sẽ 3 tiếng mới thải trừ cồn. Thế nhưng đào thải xong không phải là nồng độ cồn về 0 ngay mà sau khi thải trừ xong rồi thì cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong máu về 0. Do đó, nếu bạn uống 2 cốc bia thì bạn cần khoảng 6 tiếng để nồng độ cồn trong hơi thở về 0 và khi thổi vào máy đo mới có thể không lên. Ai có thể trạng yếu, đang ốm, gan bị suy giảm chức năng thì thời gian này dài hơn...
Có một điều sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên là nếu nồng độ cồn cao thì đào thải nhanh hơn, ngược lại, khi nồng độ cồn trong cơ thể ít thì tốc độ này lại chậm đi. Tuy nhiên nếu uống nhiều rượu bia gây hại rất lớn cho gan thận và hệ thần kinh.
Cách để nhanh đào thải nồng độ cồn
Để nhanh đào thải nồng độ cồn, bạn nên uống nhiều nước lọc để cơ thể bài tiết nhanh hơn thì lượng cồn sẽ được đào thải ra ngoài nhanh hơn.
Nói chuyện nhiều hơn cũng là một cách để giúp bài tiết nồng độ cồn khỏi cơ thể nhanh hơn
Sau khi uống rượu bia bạn có thể uống trà, cà phê để lợi tiểu để nhanh đào thải cồn ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể uống thuốc giải rượu hoặc một số loại nước có khả năng giải rượu nhanh hơn như nước đậu xanh, nước bột sắn, nước mật ong....
Lưu ý thực phẩm cũng có thể gây nồng độ cồn
Không chỉ uống rượu bia mà việc ăn một số thực phẩm có thể gây nồng độ cồn. Các thực phẩm có nồng độ cồn như bánh mì, hoa quả...
Các loại hoa quả nhanh lên men tạo cồn như vải, dứa, nhãn, thanh long, nho... Chuối chín cũng nhanh lên men.
Các món ăn dùng rượu bia để sơ chế và chế biến như thủy hải sản hấp bia, sốt vang...