Vận tốt sẽ đến nếu nhìn thấu 8 điều thiếu sót này của đời người

19:55, Thứ ba 24/07/2018

( PHUNUTODAY ) - Thiếu sót chưa hẳn đã là xấu, đó chính là cơ hội để hoàn thiện và phát triển, vận xấu ra đi cũng là lúc vận tốt sẽ đến.

1. Tài không đủ thì tính toán nhiều

Mỗi khi có sự việc xảy ra mà chúng ta phải phí nhiều tâm suy nghĩ cân nhắc, khó có thể quyết đoán, ở một mức độ nào đó thì điều này nói nên rằng kiến thức của chúng ta chưa đủ, năng lực của chúng ta còn hạn hẹp.

Chỉ có học hỏi, tích lũy kiến thức, thì chúng ta mới có thể vận dụng những kiến thức đó, những kinh nghiệm của người đi trước để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề, tự tin đối mặt sự việc, khi cần quyết đoán thì lập tức quyết đoán, không hề rối loạn.

Xã hội ngày nay tuy rằng phát triển theo chiều hướng ngày càng hiện đại, nhưng con người lại không cảm thấy thanh thản, thoải mái. Rất nhiều người cảm thấy vốn kiến thức của mình không đủ dùng để ứng phó, giải quyết vấn đề.

9f6c793be68976ad3d2cdf9886f5d219_XL

Bởi vì mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, họ hoặc là lười biếng, hoặc là tận hưởng cuộc sống, chỉ lo ăn lo ngủ, mà không hề nghĩ đến việc đọc sách trau dồi, học hỏi bổ sung thêm kiến thức cho mình, cho nên khi gặp vấn đề thì lập tức lo lắng rối loạn không có cách giải quyết.

2. Hiểu không đủ thì suy nghĩ, lo lắng nhiều

Hoằng Nhất Pháp sư từng nói rằng: “Kiến thức không đủ, không thể quyết đoán được, cho nên mới suy nghĩ rất nhiều, cứ lo nghĩ hoài nghi, cảm thấy không an tâm được”.

Kiến thức là kết quả của quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm mà hình thành, cũng là thể hiện tầm nhìn rộng lớn, và những phán đoán cho tương lai. Lo lắng nhiều, thể hiện đối với tương lai có nhiều bất an suy nghĩ, không biết con đường phía trước như thế nào, gặp những gì.

Nếu như đầy đủ kiến thức, trí tuệ mở mang thì sẽ hiểu tương lai chẳng qua là hiện tại kéo dài, chỉ cần chuyên tâm sống cho tốt hiện tại thì sẽ tiêu trừ hết thảy những lo ngại, nghi hoặc kia.

3. Uy không đủ thì tức giận nhiều

Nhiều khi tức giận là bởi vì cảm thấy người khác không tôn trọng mình, cho nên cần sử dụng những thủ đoạn cực đoan để lôi kéo sự chú ý của người khác. Càng tức giận như thế càng cho thấy chính mình thiếu hụt đức hạnh. Đây là biểu hiện của không đủ uy tín.

Đức dày mới giàu có, uy vọng đều là theo đức hạnh mà đến, sức mạnh đạo đức có thể chấn nhiếp và chế phục hết thảy quần chúng. Mà người có học thức, có đạo đức chân chính biểu hiện ra nhất định là khiêm tốn cung kính cùng bình dị gần gũi, làm sao có thể dễ dàng dùng thái độ tức giận khiến cho mọi người oán hận đây?

Một người có bao dung, có hàm dưỡng sẽ nhận được thật tâm kính trọng từ người khác, điều này có gì lạ đâu?

niem-phat

4. Tin tưởng không đủ thì nói nhiều

Kinh Dịch có viết: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa”, ý rằng người có uy đức thì ít lời, người gian giảo mới dùng nhiều lời để nói. Người có tu dưỡng, lời nói đơn giản ngắn gọn, cũng không bàn luận tùy tiện; mà người nông cạn nóng vội thì lời nói thao thao không ngừng, cũng thích nói chuyện vô căn cứ. Người quân tử, có tu dưỡng, có uy danh, ăn nói thận trọng, từ tốn hẳn là hiền nhân.

Tăng Quốc Phiên đời Thanh đã từng giáo huấn đệ đệ mình rằng: người thường có hai tật xấu cũng như nhược điểm lớn đó là ngạo mạn và nói nhiều. Ở một mức độ nào đó, thời trẻ Tăng Quốc Phiên đã từng phạm vào hai tật xấu nêu trên, nhưng ông kịp thời nhận ra và thành tâm sửa chữa, cuối cùng cũng tu dưỡng nên nhân cách của mình. Cho nên ông nói: “Đức hạnh xấu khiến người ta thất bại”, đây chính là kinh nghiệm tổng kết từ chính mình mà ra.

5. Dũng không đủ thì làm nhiều 

Người cần cù, lao tâm lao lực vất vả, mới đầu nhìn tưởng như là người có lòng hăng hái, nhưng rất có thể là bởi vì trong lòng họ không có đủ dũng khí. Người không có dũng khí, làm việc luôn sợ hãi rụt rè, không dứt khoát, chỉ có thể làm được những việc lao động thường ngày, đã định là một đời bình thường. Vậy người dũng khí thực sự là như thế nào? Là dựa vào nội tâm có được một phần khí khái, can đảm, chỉ cần có một chút khích lệ tựa như tiếng trống trợ trận tăng tinh thần mà làm nên thành công, giải quyết sự việc dứt khoát, việc nhỏ mà công tích rất lớn.

Năm tháng qua đi không dấu vết, đời người ngắn ngủi. Cùng với phương thức làm nhiều mà được ít của cuộc sống bình thường lặng lẽ, không bằng hãy tập trung tinh lực, cố lấy dũng khí, làm cho tốt một việc mà đạt được thành tựu to lớn.

sd2

6. Nhìn không thấu thì xem xét nhiều

Trong quá trình làm việc, thường có rất nhiều công việc lặt vặt, khiến chúng ta hoa cả mắt. Mà đây chính là biểu hiện cho việc “nhìn không thấu”, nhìn không rõ mọi việc, cũng biểu hiện trình độ trí tuệ.

Người xưa nói: “Thái sơn không chê đất nhỏ, do vậy mới thật cao; Trường Giang không phân biệt dòng nước lớn nhỏ, thế nên mới có thể thật sâu”.

7. Lý không đủ thì tranh luận nhiều

“Trời có nói gì đâu? Bốn mùa vẫn vận hành trôi chảy, muôn vật vẫn sinh sôi. Trời có nói gì đâu!”. Người hiểu đạo lý không cần nhiều lời tranh luận, thời gian rồi sẽ chứng minh lý lẽ đúng đắn của họ. Họ chính là như người nông dân lặng yên làm đồng, chờ đợi ngày thu hoạch thành quả, kết quả thu được sẽ làm kinh ngạc bao người. Trái lại người vô lý, đã không hiểu ngọn nguồn lý lẽ, lại còn dùng nhiều lời nói khéo léo, hoa mỹ, kỳ thực chẳng qua là để che lấp bản chất trống rỗng của mình.

8. Tình cảm không đủ thì lễ nghi nhiều

Lễ nghi là chỉ những quy tắc quan hệ giữa người với người, người càng xa lạ càng phải dùng lễ để xử sự đối đãi.

Hai người có tình cảm thân thiết, khi gặp nhau thì có thể là nhiệt tình thẳng thắn. Vương Duy trong một bài thơ có viết: “Lão nhà quê này đã thôi cùng người tranh giành chỗ ngồi, Chim hải âu làm sao mà lại nghi ngại nhau?”. Người dùng thật lòng mà đối đãi với người mới có thể hưởng thụ cái vui vẻ trong việc tranh giành một chỗ ngồi.

Khổng Tử nói: “Người lễ nghi, cũng là người kính trọng”. Lễ tiết không phải là kiểu a dua nịnh nọt lễ nghi phiền phức, mà là duy trì sự tôn trọng cơ bản cùng kính ý đối với người.

Nếu thấu hết 8 điều trên, bạn sẽ thấy vận xấu hay vận tốt thực ra cũng do người tạo ra. Khi đã thông suốt đạo lý, vận xấu tự khắc sẽ rời đi, vận tốt ắt tự tìm đến.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc