Vị Hoàng đế bắt vợ khỏa thân cho các đại thần cùng chiêm ngưỡng

07:53, Thứ sáu 02/12/2011

( PHUNUTODAY ) - là một ví dụ. Không những không chiếm đoạt vợ con đại thần, ngược lại, vị Hoàng đế này lại “hào phóng” bắt ái thiếp của mình khỏa thân trước mặt các đại thần của mình để họ được cùng chiêm ngưỡng…

 
“Hoàng đế không biết buồn”

Cao Vỹ sinh năm 556, tự là Nhân Cương, con trai trưởng của Vũ Thành Đế Cao Trạm triều Bắc Tề thời Nam Bắc Triều của Trung Quốc. Khi còn nhỏ, nhờ có tướng mạo dễ nhìn nhất trong đám con của Cao Trạm, lại là con trai của vợ cả nên Vỹ rất được Trạm - khi đó vẫn còn là thái tử - sủng ái, lập làm vương thái tử.

Năm Đại Vũ thứ 2, tức năm 562, hơn một năm sau khi Cao Trạm lên ngôi Hoàng đế đã lập Cao Vỹ làm hoàng thái tử. Ba năm sau đó, Cao Trạm nhường ngôi lại cho Vỹ. Hai năm sau, năm 568, Cao Vỹ chính thức nắm quyền điều hành chính sự.

 

Cao Vỹ
Cao Vỹ

 


Nói là nắm quyền nhưng thực tế chỉ là hình thức, bởi lẽ khi Vỹ tức vị thì chính quyền nhà Bắc Tề đã thối nát và lung lay tới tận gốc rễ. Tuy thế, thừa hưởng được gien di truyền của người cha hoang dâm, ông vua trẻ Cao Vỹ không coi chuyện quốc gia đại sự ra gì, mặc cho bên ngoài, những quốc gia láng giềng đang ngày một mạnh hơn, đe dọa sự tồn tại của Bắc Tề, còn bên trong thì luôn tiềm ẩn hiểm họa của những chiến tranh cốt nhục tương tàn giữa các thành viên trong hoàng thất.

Công việc chính của Cao Vỹ cả ngày chỉ là nghĩ ra đủ trò để ăn chơi hưởng lạc với các phi tần và cung nữ bên trong hậu cung. Còn chuyện thượng triều nghe tấu sớ thì mỗi tháng Cao Vỹ chỉ làm một lần, có khi mải vui, ông vua ham chơi còn để mặc cho các đại thần chờ đến tận trưa rồi mới cho thái giám đến thông báo là hôm đó không lâm triều.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là vị Hoàng đế họ Cao này dễ tính. Bởi lẽ, bất cứ ai dám cả gan đứng ra khuyên can, nói Hoàng đế phải lấy “quốc gia” và “trăm họ” làm trọng thì nhẹ cũng bị bãi quan, nặng thì chặt đầu. Với Cao Vỹ, không có cái gọi là “trăm họ”, càng không có gì gọi là “quốc gia”. Ngược lại, những người giúp Vỹ “tiến cử” mỹ nữ, xây dựng cung điện, nghĩ cách giúp Hoàng đế ăn chơi, hưởng lạc thì được Vỹ hết sức trọng dụng, liên tục đề bạt, thăng chức.

Cũng có lẽ vì thế mà ngồi trên ngai vàng chưa tới 10 năm, thế nhưng cung điện được xây dựng khắp nơi. Các sử gia có tỉ mỉ thống kê rằng, số công trình nhà cửa, cung điện mà Vỹ xây dựng còn nhiều gấp đôi so với người cha ăn chơi có tiếng của mình. Cũng vì có quá nhiều cung điện, thành ra có lần một vị đại thần muốn tìm Vỹ để bẩm báo một chuyện cực kỳ quan trọng, nhưng chạy tới chạy lui vẫn không biết Vỹ đang ở cung điện nào.

 

d
Phùng Tiểu Liên

 


Tìm suốt một ngày, tới tận khi trời tối mịt, vị đại thần nọ mới gặp được Hoàng đế của mình. Dân chúng sống trong cảnh lầm than, trong khi bọn thống trị thì ngày một hủ bại, thối nát, Bắc Tề đã cận kề sự diệt vong. Tuy nhiên, Cao Vỹ thì gần như chẳng quan tâm gì tới điều này, vẫn ngày ngày ăn chơi hưởng lạc, thỏa mãn những thú vui bệnh hoạn của mình.

Trong hậu cung của Cao Vỹ có tới 500 cung nữ phục vụ, Vỹ phong cho tất cả làm Quận quan. Mỗi người được nhận một chiếc quần và một bàn trang điểm trị giá hàng vạn lượng vàng. Những vị nữ quan này chẳng có nhiệm vụ gì cụ thể, chỉ việc ngày ngày phục vụ những ý tưởng ăn chơi hưởng lạc của Cao Vỹ. Nếu như làm Vỹ vui, sẽ được thưởng vàng bạc, lụa là, ngược lại, làm phật ý Vỹ thì bị nhốt vào lãnh cung, thậm chí là xử trảm. Không chỉ nhã hứng tới mức phong quan cho cung nữ, Cao Vỹ còn có một hứng thú quái dị khác là phong quan cho các loài động vật được nuôi trong cung.

Đối với vị Hoàng đế họ Cao này thì con chó, con mèo nuôi trong hậu cung cũng ngang hàng với các vị đại thần đang ngày ngày làm việc để phục vụ ông ta. Vỹ phong cho những con ngựa mình thích đủ các chức tước, từ Xích hổ Nghĩa đồng, rồi Tiêu dao Quận quân, Lăng tiêu Quận quân. Đội gà chọi của Vỹ cũng được phong đủ các tước, không con nào thiếu, từ gà chọi Khai phủ, tới Quận quân.

Tự xưng mình là “Hoàng đế không biết buồn” (Vô sầu thiên tử), Cao Vỹ còn một hứng thú tao nhã khác, ấy là thích văn chương. Mỗi khi có hứng thú, Cao Vỹ lại tự viết nhạc, phổ khúc rồi cầm đàn tì bà, vừa đàn vừa hát. Sau rồi thấy một mình hát thì có phần cô độc, Vỹ ra lệnh cho toàn bộ phi tần, thái giám lẫn các vị nữ quan xếp thành hàng cùng hát những bài hát do mình sáng tác.

Thành ra, trong khi nhân dân trăm họ Bắc Tề đang chết đói đầy rẫy ngoài đường, thì bên trong hậu cung, lúc nào cũng ngập tràn tiếng hát ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị. Những tưởng dâm loạn, hôn muội đến như Cao Vỹ, trên đời đã là diện “xưa nay hiếm” rồi. Ấy vậy mà Cao Vỹ còn cảm thấy như vậy chưa đủ độc đáo và sáng tạo.

Mỹ nữ khuynh thành

Trong số những phi tần của Cao Vỹ, nổi tiếng nhất chính là Phùng Thục phi. Phùng Thục phi tên thật là Phùng Tiểu Liên, xinh đẹp có tiếng, sử gia Trung Quốc cho rằng, tên tuổi chỉ đứng thứ 5, sau “tứ đại mỹ nhân” Trung Hoa.

Sử chép, Tiểu Liên là người gian xảo và tinh ranh, nhưng cũng rất tài năng, đàn, múa, ca hát đều rất giỏi. Tiểu Liên vốn là một tì nữ của Hoàng hậu Mục Hoàng Hoa, nhưng nhờ sự thông minh, láu cá cộng thêm tài đàn hát nên được Cao Vỹ thích rồi sủng ái, lập làm phi. Thực tế, từ một tì nữ trở thành một Thục phi nổi danh trong lịch sử, đối với Phùng Tiểu Liên, đó là một câu chuyện rất dài.

Trong hậu cung bạt ngàn mỹ nữ và đều được tuyển lựa rất kỹ càng, ấy thế nhưng Cao Vỹ Hoàng đế lại luôn tỏ ra mình là một người “dị thường” trong việc lựa chọn người phụ nữ của mình. Không giống như những Hoàng đế khác, Cao Vỹ có sở thích kỳ quái là hay để ý tới những người hầu, đặc biệt là người hầu của vợ.

Ngoài Tiểu Liên vốn là tì nữ của Hoàng hậu Mục Hoàng Hoa, bản thân bà Hoàng hậu họ Mục cũng là một tì nữ của Hoàng hậu Hộc Luật thị. Trước đó, Vỹ vì thích Mục Hoàng Hoa nên quyết định phế bỏ ngôi Hoàng hậu của Hộc Luật thị, phong Mục thị làm Hoàng hậu.

 

d
Phùng Tiểu Liên

 



Tuy nhiên, bản tính của bất kỳ vị Hoàng đế nào cũng vậy, “cả thèm nhưng chóng chán”, “có mới thì nới cũ”. Một thời gian sau khi sủng hạnh Mục Hoàng Hoa, Cao Vỹ quay sang sủng ái hai chị em Tào Chiêu nghi - những mỹ nhân đánh đàn tì bà rất giỏi.

Hai chị em họ Tào là con của một nhạc sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ tên là Tào Tăng Nô. Từ khi hai cô con gái còn rất nhỏ, Tào Tăng Nô đã rất chú ý tới việc bồi dưỡng khả năng âm nhạc trời phú của họ. Chính vì vậy, khi lớn lên, hai chị em họ Tào không chỉ có sắc đẹp khuynh nước khuynh thành mà còn có khả năng chơi đàn vào loại số một trong thiên hạ. Vì vậy, chẳng bao lâu sau thì cả hai chị em họ Tào đều được đưa vào cung để phục vụ vị Hoàng đế không biết buồn - Cao Vỹ.

Tuy nhiên, cô chị gọi là Đại Tào từ nhỏ tính tình đã nghiêm trang, ít nói, không biết đong đưa, lại có chút kiêu ngạo của một thiên kim tiểu thư thành ra nhiều lần làm phật ý Cao Vỹ nên sau đó bị Cao Vỹ nổi giận, ra lệnh lột da mặt rồi đuổi ra khỏi cung. Ngược lại hoàn toàn với cô chị, cô em gọi là Tiểu Tào lại rất tinh ranh và giỏi đưa đẩy. Những loại hôn quân dâm loạn như Cao Vỹ đương nhiên thường thích kiểu phụ nữ đa tình, lẳng lơ. Vì vậy, Tiểu Tào được Cao Vỹ cực kỳ sủng ái. Vào cung không bao lâu thì Tiểu Tào được phong làm Chiêu nghi, được sủng ái hết mực.

Trong số hàng ngàn công trình mà Cao Vỹ xây dựng nhằm phục vụ cho thú ăn chơi của mình thì không ít là xây cho Tào Chiêu nghi. Các sử gia đều nói rằng, mặc dù thay đổi tới ba Hoàng hậu, và có tới hàng chục Quý phi, song chưa ai được Cao Vỹ sủng ái như cô Chiêu nghi họ Tào này. Ấy vậy nhưng, “hồng nhan” ắt khó tránh khỏi kiếp “bạc phận”, kết cục của Tào Chiêu nghi cũng chẳng khác là bao so với cô chị ngang ngạnh của mình.

Tào Chiêu nghi được Hoàng đế sủng hạnh hết mực như vậy, chẳng nói thì ai cũng biết các vị phi tần trong hậu cung ghen tị tới mức nào. Tuy nhiên, trong khi hầu hết những phi tần khác trong cung chỉ còn biết than thở mình phận mỏng, không may mắn được thiên tử đoái hoài, thì ngồi ở ngôi mẫu nghi thiên hạ, Mục Hoàng hậu lại không chấp nhận cảnh chăn đơn gối chiếc.

Vì vậy, Mục Hoàng hậu quyết đấu tới cùng với Tào Chiêu nghi để giành lại người đàn ông của mình. Nghĩ tới nghĩ lui tìm cách tiêu diệt Tào Chiêu nghi, cuối cùng, Mục Hoàng hậu nghĩ ra một cách cực kỳ độc địa và cũng là cách cổ điển nhất trong những cuộc đấu đá hậu cung, đó là vu cáo Tào Chiêu nghi có tà thuật.

Một hôm, Mục Hoàng hậu tới gặp Cao Vỹ, ra vẻ là người chị em thân cận với Tào Chiêu nghi, sau đó bịa đặt nói rằng, Tào Chiêu nghi biết yểm bùa, nhờ vậy mới làm Hoàng đế mê mệt, không muốn rời.

Cao Vỹ là người dâm loạn và tàn bạo nhưng rất nhát gan, vì vậy, khi nghe Mục Hoàng hậu nói như vậy, dù vẫn bán tín bán nghi thì cũng không dám tiếp tục gần gũi Tào Chiêu nghi nữa. Ít lâu sau đó, vì bị Mục Hoàng hậu tiếp tục vu cáo và thúc giục, cuối cùng Cao Vỹ chỉ còn cách ban cho chị em họ Tào ba thước lụa trắng, bắt treo cổ tự xử.

Nhưng Mục Hoàng hậu không ngờ rằng, vừa trừ bỏ được Tào Chiêu nghi thì tình địch mới lại tìm đến. Một Chiêu nghi họ Đổng lại lọt vào “mắt xanh” của Cao Vỹ, được vị vua dâm loạn sủng hạnh vô cùng. Mới được Cao Vỹ sủng ái vài ngày, Đổng thị đã được ông vua Bắc Tề phong ngay làm phu nhân, bất kể là ngày hay đêm, Cao Vỹ cũng quấn quýt bên Đổng thị như không còn màng tới bất cứ chuyện gì khác nữa. Việc Cao Vỹ sủng hạnh Đổng thị đương nhiên khiến Mục Hoàng hậu giận tới tím mặt.

Biết rằng, giờ đây, nếu không có Đổng thị thì Cao Vỹ cũng chẳng thèm ngó ngàng gì tới mình nữa, Mục Hoàng hậu chỉ còn biết cả ngày khóc lóc, than vãn. Lúc bấy giờ, Phùng Tiểu Liên là tỳ nữ của Mục Hoàng hậu biết được tâm trạng của Hoàng hậu nên tìm mọi cách an ủi lấy lòng chủ nhân. Là một người thông minh, lại tinh ranh nên Phùng Tiểu Liên rất biết cách đón ý bà Hoàng hậu thất sủng.

Chẳng bao lâu sau, Mục Hoàng hậu đã coi Phùng Tiểu Liên như tay chân thân cận của mình, bao nhiêu bí mật lẫn sự uất ức, Mục Hoàng hậu đem ra kể hết với cô tỳ nữ họ Phùng.

Sau khi nắm rõ tình hình, Phùng Tiểu Liên nghĩ ra một cách để giúp chủ nhân của mình, đó là để Mục Hoàng hậu đem mình tới dâng cho Hoàng đế. Phùng Tiểu Liên nói rằng, cô sẵn sàng làm tai mắt cho Mục Hoàng hậu tại hậu cung của Hoàng đế, cung cấp mọi thông tin cần thiết để Hoàng hậu biết tâm ý của hoàng thượng, đồng thời dùng lời nói của mình để ly gián, khiến Hoàng đế dần xa lánh những mỹ nữ khác.

Nếu như vậy, chẳng bao lâu sau, Hoàng đế sẽ quay lại sủng hạnh Hoàng hậu như xưa. Đang trong lúc bế tắc vì thất sủng, Mục Hoàng hậu cho rằng, phương pháp của Phùng Tiểu Liên là một “diệu kế”, vì vậy đồng ý ngay. Tuy nhiên, có lẽ Mục Hoàng hậu không ngờ được rằng đó lại là sai lầm lớn nhất trong đời mình. Bởi lẽ, kể từ khi dâng Phùng Tiểu Liên cho Cao Vỹ, bà Hoàng hậu đáng thương đã hoàn toàn đánh mất người đàn ông của cuộc đời mình.

Những trò dâm loạn tai quái

Đúng như lời của Phùng Tiểu Liên đã nói, kể từ khi có được cô tỳ nữ họ Phùng, mỹ nhân họ Đổng lập tức thất sủng, chẳng còn được Cao Vỹ đoái hoài đến nữa. Tuy nhiên, cũng kể từ đó, Mục Hoàng hậu gần như không còn tồn tại với vị Hoàng đế thứ 5 triều Bắc Tề này nữa. Người ta nói rằng Phùng Tiểu Liên không chỉ xinh đẹp, tài năng mà điều đặc biệt là mỹ nhân này có một làn da trắng nõn nà như ngọc.

Vì thế, Cao Vỹ vừa nhìn thấy Phùng Tiểu Liên đã như bị hút hồn, tới mức ngẩn ngơ không nói được lời nào cả. Không chỉ xinh đẹp, đa tình và quyến rũ, cô tỳ nữ họ Phùng lại là người cực kỳ thông minh và giỏi đoán ý, lấy lòng kẻ khác. Vì thế không giống như những mỹ nhân khác sau khi được sủng ái một thời gian thường bị Cao Vỹ chán ghét, Phùng Tiểu Liên rất biết cách để trói chặt Cao Vỹ, khiến vị Hoàng đế dâm loạn không thể rời ra được.

Kể từ ngày được Cao Vỹ sủng ái, Phùng Tiểu Liên được vị Hoàng đế triều Bắc Tề cho phép “ngồi thì cùng ghế, ra ngoài thì cùng xe”. Nên nhớ rằng, thời cổ đại Trung Quốc, Hoàng đế là người có quyền lực tối cao vô thượng, điều đó được thể hiện qua tất cả những chi tiết nhỏ nhất, từ việc ăn mặc, đi lại cho tới mỗi cử chỉ, hành động. Tất cả mọi hành động vi phạm những quy tắc điển lễ ngặt nghèo đều bị coi là tội khi quân và phải chịu những hình phạt cực kỳ tàn bạo và khắt khe.

Ngay việc ngồi xe nhiều ngựa như Hoàng đế hoặc sử dụng vải màu vàng để may quần áo đều phải chịu tội tru di. Nói như vậy thì việc Cao Vỹ để Phùng Tiểu Liên ngồi cùng ghế, cưỡi một ngựa đủ cho thấy rằng ông vua dâm loạn này sủng ái cô tỳ nữ họ Phùng tới mức nào. Thậm chí, có sử gia còn chép rằng, Cao Vỹ từng tuyên thệ với Phùng Tiểu Liên rằng “suốt đời suốt kiếp sẽ ở bên nhau”.

Không có bất cứ yêu cầu nào của mỹ nữ họ Phùng không được Cao Vỹ “chấp hành” một cách nhanh chóng và hoàn mỹ nhất. Thậm chí, giả như mặt trăng mà có thể lấy xuống được thì tin chắc rằng, ngày nay chúng ta sẽ chẳng còn mặt trăng mà ngắm. Kể từ khi có được Phùng Tiểu Liên, niềm cảm hứng văn chương của Cao Vỹ lại dạt dào hơn bao giờ hết. Vị Hoàng đế Bắc Tề bất chấp những mối hiểm họa đang rình rập cả bên trong lẫn bên ngoài, bất chấp cả vận mệnh quốc gia đang bên bờ vực thẳm, ngày đêm viết nhạc, phổ khúc, cùng Phùng Tiểu Liên lấy việc ca hát, nhảy múa, uống rượu, hưởng lạc làm vui, cho đó là cảnh sống thần tiên mà chỉ có hai người hiểu được.

Có được Phùng Tiểu Liên, Cao Vỹ chết mê chết mệt, mấy lần định phế bỏ Mục Hoàng hậu, lập Phùng Tiểu Liên làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, Phùng Tiểu Liên cũng là người biết trước biết sau, nhớ lại ơn của chủ cũ, không nỡ “cạn tàu ráo máng”, vì vậy kiên quyết không đồng ý làm Hoàng hậu.

Mỹ nhân lắc đầu, Cao Vỹ cũng không đành lòng cưỡng ép, thế nhưng để bày tỏ sự sủng hạnh của mình, Cao Vỹ phong cho Phùng Tiểu Liên làm Thục phi, tước vị chỉ đứng sau mỗi Hoàng hậu, và cho tới ở Long Cơ Đường.

 Tuy nhiên, tòa cung điện này trước kia vốn là chỗ ở của Tào Chiêu nghi, Phùng Tiểu Liên không chịu dùng lại cung điện của kẻ khác, lại sợ số phận của mình giống như Tào Chiêu nghi nên bắt Cao Vỹ phá Long Cơ Đường đi và xây lại một tòa mới. Cao Vỹ đương nhiên không dám có “ý kiến”, lập tức ra lệnh phá bỏ Long Cơ Đường rồi mở ngân khố, lấy hàng vạn lạng vàng xây dựng một tòa cung điện mới cho Phùng Tiểu Liên.

Dã sử chép rằng, Phùng Tiểu Liên nổi tiếng nhất với làn da trắng như ngọc và vóc dáng thon thả cực kỳ hút hồn. Mùa đông, Tiểu Liên giống như một cái chăn bông ấm áp, khiến những người ôm nàng trong tay như được lên nơi tiên cảnh. Còn mùa hè, làn da của Tiểu Liên nõn nà, trơn mượt giống như một viên ngọc quý. Chính vì vậy, một kẻ dâm loạn như Cao Vỹ đương nhiên chết mê chết mệt.

 Cao Vỹ quá si mê Phùng Tiểu Liên, chẳng khi nào muốn rời tay. Ngay cả lúc lâm triều, cùng các quan đại thần bàn chuyện quốc gia đại sự, Cao Vỹ cũng ôm mỹ nhân họ Phùng trong lòng, hoặc đặt trên đùi, để vừa nghe các đại thần bàn chuyện “đại sự” vừa được ngắm nhìn và trò chuyện với người đẹp.

Các quan đại thần trong triều bản thân cũng là đàn ông, thấy cảnh tượng đó ngay giữa chốn nghị triều, kẻ thì xấu hổ, kẻ thì nghĩ tới chuyện dâm loạn, thành ra người nói điều này, người khác lại trả lời điều kia, chẳng ai hiểu được ai. Vì vậy, rất nhiều chuyện lớn của triều đình được quyết định mà vẫn chẳng ai hiểu ai là người quyết định và vì sao lại có cái quyết sách ấy. Thế nhưng, chưa dừng lại ở đó, thấy các đại thần xấu hổ với cảnh tượng nhức mắt nơi ngai vàng, Cao Vỹ bỗng nhiên nảy ra một ý nghĩ quái đản.

Cao Vỹ cho rằng, một người đẹp như Phùng Tiểu Liên mà một mình ông ta hưởng thụ thì sẽ không còn đẹp nữa, vì như thế chỉ có một mình mình biết là nàng đẹp, hơn nữa sẽ uổng phí sắc đẹp khuynh thành và làn da như ngọc quý của nàng. Vì vậy, Cao Vỹ không thể một mình cứ giữ chặt lấy nàng mà phải đưa nàng ra để cho tất cả đàn ông trong thiên hạ cùng chiêm ngưỡng để biết nàng đẹp tới mức nào.

Nghĩ là làm, ông vua dâm loạn họ Cao ra lệnh cho Phùng Tiểu Liên ngay giữa triều đình cởi bỏ hết quần áo, khỏa thân nằm trên một chiếc bàn lớn, sau đó bắt các quan xếp thành hai hàng lần lượt từng người bước lên chiêm ngưỡng sắc đẹp và thân thể mỹ nhân.
Chiếm vợ của người khác làm vợ mình, ấy là chuyện thường thấy ở các vị Hoàng đế. Tuy nhiên, đem vợ mình ra bắt khỏa thân đứng trước hàng trăm người đàn ông cho họ xếp hàng chiêm ngưỡng thì có lẽ trên đời này chỉ có một mình Cao Vỹ.

 Dâm loạn tới mức ấy, thành ra, ngồi trên ngai vàng vỏn vẹn 10 năm, nhà Bắc Tề dưới sự trị vì của Cao Vỹ đã suy tàn tới mức không thể cứu vãn được nữa. Năm 576, quân Bắc Chu kéo sang tấn công Bắc Tề, quân Tề liên tiếp thất bại, quân Bắc Chu nhanh chóng tiến sát tới kinh đô. Sợ khi quân Bắc Chu kéo tới kinh thành, người đầu tiên chúng lùng giết sẽ là Hoàng đế, vì vậy, Cao Vỹ vội vã nhường ngôi lại cho con trai là Cao Hằng, khi đó mới 8 tuổi.

Sau đó, thấy quân Bắc Chu tàn bạo, đi tới đâu là chém giết tới đó bất kể già trẻ, trai gái, sợ rằng mình có truyền ngôi cho con rồi cũng khó mà thoát khỏi cái chết, vì vậy Cao Vỹ quyết định mang theo Cao Hằng và hơn chục người cưỡi ngựa trốn khỏi kinh thành Bắc Tề chạy xuống phương Nam định đầu hàng nhà Trần. Tuy nhiên, khi mới chạy tới Thanh Châu, nay là Sơn Đông thì bị quân Chu bắt được. Năm 577, Cao Vỹ bị quân Bắc Chu xử tử. Năm đó, vị Hoàng đế triều Bắc Tề mới vỏn vẹn 21 tuổi.

Phong Nguyệt

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc