Các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, lợn, gà... là thức ăn của con người còn các loại động vật ăn thịt rất ít khi được dùng làm thực phẩm.
Lịch sử tiến hóa thì tổ tiên chúng ta sống bằng săn bắt hái lượm. Theo biến đổi và tiến hóa, khi châu Phi bắt đầu trở nên khô hạn, một lượng lớn rừng nguyên sinh biến thành đồng cỏ, nên loài người bắt đầu di chuyển xuống mặt đất vì khoảng cách các cây lớn hơn khó di chuyển từ cây này sang cây khác.
Trong thời kỳ vượn người thì loài người đã bắt động chuyển sang ăn thịt động vật thay vì ăn thực vật. Động vật ban đầu trở thành thức ăn là côn trùng, thằn lằn và các động vật nhỏ khác. Vào thời điểm đó, trên đất châu Phi có rất nhiều loài động vật ăn thịt đáng sợ như hổ răng kiếm, sư tử hang động, gấu mặt ngắn khổng lồ, và chó sói hung dữ.
Động vật ăn thịt thường có sức khỏe hơn con người và chúng lanh lẹn nên với vũ khí thô sơ của người xa xưa thì không thể thắng được chúng. Loài người phải tìm cách trốn chạy chúng thì làm sao có thể bắt chúng làm thịt.
Khi công cụ sản xuất phát triển, con người biết dùng công cụ để săn bắt nhiều loài động vật ăn thịt nhưng đối mặt với những loài động vật ăn thịt mạnh mẽ như hổ răng kiếm, con người vẫn còn quá yếu đuối phải trốn tránh chúng. Sau này con người có thể săn bắt chứ không chỉ là con mồi của động vật ăn thịt thì dù sao loài động vật ăn thịt cũng vẫn khó kiếm khó bắt hơn. Nếu chọn động vật ăn thịt thành thức ăn thì loài người vừa khó kiếm thức ăn lại vừa nguy hiểm.
Động vật ăn cỏ lựa chọn tốt hơn
Trong quá trình tiến hóa, chuyển sang ăn thịt thì ban đầu loài người ăn những con vật ăn cỏ nên đã hình thành thói quen. Mà thói quen thì rất dễ hình thành lối mòn khó bỏ. Do đó thế hệ này tới thế hệ sau truyền lại cho nhau thói quen ăn động vật ăn cỏ và thói quen thì sẽ ngày càng được củng cố qua các thế hệ tiếp theo.
Lựa chọn động vật ăn cỏ làm thức ăn sẽ thuận lợi hơn vì dễ kiếm tìm thì chúng có số lượng nhiều hơn. Số lượng động vật ăn cỏ thường phát triển nhiều hơn ăn thịt nên sẽ giúp con người duy trì lượng thức ăn ổn định hơn.
Động vật ăn cỏ thường là động vật thuần tính hơn, dễ bắt hơn. Đặc biệt động vật ăn cỏ có khả năng sinh sản nhân giống, nhân số lượng đàn nhanh hơn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người. Động vật ăn cỏ cũng thường to lớn hơn như trâu, bò to hơn hổ báo nên sẽ đáp ứng chống đói cho số đông bộ lạc, nuôi sống được con người. Khi loài người càng đông lên thì khối lượng thịt cần càng nhiều nên động vật ăn cỏ sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Thịt động vật ăn cỏ xét về công dụng thì thường có lợi ích sức khỏe hơn động vật ăn thịt. Theo tính chất sinh học thịt của loài động vật ăn thịt thường chua và có tính axit mạnh hơn, có chất độc có xu hướng tích lũy ở các loài động vật ăn thịt. Việc ăn thịt động vật ăn thịt có thể gây hại cho sức khỏe con người. Ví dụ, thịt của một số loài chim ăn thịt như đại bàng có mùi chua, hôi, và không ngon. Nếu một người thường xuyên ăn thịt các loài động vật đứng đầu chuỗi sinh học như hổ, gấu nâu, đại bàng, cá sấu,… thì thận và gan của người đó có thể gặp những tổn hại nghiêm trọng và sẽ chết theo thời gian.
Động vật ăn cỏ thuần tính hơn nên khi chọn chúng làm thức ăn thì loài người ít nguy hiểm hơn, tránh họa diệt vong. Việc phát triển số lượng đàn động vật ăn cỏ giúp loài người thuận lợi hơn trong quá trình sinh trưởng phát triển. Vì vậy, những loài động vật như trâu, bò, ngựa, cừu, lợn là những loài được tổ tiên chúng ta thuần hóa đầu tiên để làm thức ăn.
Bởi thế việc chọn động vật ăn cỏ làm thưc ăn có liên quan tới lịch sử phát triển của trái đất, loài người,thiên nhiên, đó cũng là lựa chọn liên quan tới dinh dưỡng, thói quen và sử dụng tài nguyên.