Vì sao công ty Cường Đô-la cực thịnh xuống thê thảm?

05:53, Thứ ba 23/10/2012

( PHUNUTODAY ) - Từng được biết đến như một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề với số vốn khủng nhưng Công ty Quốc Cường Gia Lai do Nguyễn Quốc Cường (biệt danh Cường Đô la) làm thành viên HĐQT đang sa sút thê thảm.

Từng được biết đến như một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề với số vốn khủng nhưng Công ty Quốc Cường Gia Lai do Nguyễn Quốc Cường (biệt danh Cường Đô la) làm thành viên HĐQT đang sa sút thê thảm.

Công ty Quốc Cường Gia Lai (QCG) được thành lập năm 1994 với tên gọi Xí nghiệp tư doanh Quốc Cường, lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác chế biến gỗ xuất khẩu; mua bán và xuất khẩu hàng nông lâm sản và cà phê; xuất nhập khẩu phân bón, với hơn 500 lao động.
Công ty Quốc Cường Gia Lai (QCG) được thành lập năm 1994 với tên gọi Xí nghiệp tư doanh Quốc Cường, lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác chế biến gỗ xuất khẩu; mua bán và xuất khẩu hàng nông lâm sản và cà phê; xuất nhập khẩu phân bón, với hơn 500 lao động.

 

Năm 2005, Xí nghiệp tư doanh Quốc Cường liên kết với Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh thành lập Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh và bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM, với 2 dự án điển hình là khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh 1 và Hoàng Anh 2.
Năm 2005, Xí nghiệp tư doanh Quốc Cường liên kết với Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh thành lập Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh và bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM, với 2 dự án điển hình là khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh 1 và Hoàng Anh 2.

 

Ngày 21/3/2007 chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với vốn điều lệ là 259 tỷ đồng. Từ thời điểm này, QCG được biết đến như một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, trong đó bất động sản vẫn là lĩnh vực chủ lực.
Ngày 21/3/2007 chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với vốn điều lệ là 259 tỷ đồng. Từ thời điểm này, QCG được biết đến như một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, trong đó bất động sản vẫn là lĩnh vực chủ lực.

 

Sau khi chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản, QCG liên tục tăng vốn để đổ vào lĩnh vực đòi hỏi nguồn tiền mặt dồi dào. Cụ thể, từ 332 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 1.215 tỷ đồng trong năm 2010 (tăng gần 3 lần trong vòng 1 năm). Sau đợt chuyển đổi trái phiếu phát hành riêng lẻ cho VinaCapital Vietnam Fixed Income Fund Ltd, vốn điều lệ của QCG đã tăng lên 1.270 tỷ đồng.
Sau khi chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản, QCG liên tục tăng vốn để đổ vào lĩnh vực đòi hỏi nguồn tiền mặt dồi dào. Cụ thể, từ 332 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 1.215 tỷ đồng trong năm 2010 (tăng gần 3 lần trong vòng 1 năm). Sau đợt chuyển đổi trái phiếu phát hành riêng lẻ cho VinaCapital Vietnam Fixed Income Fund Ltd, vốn điều lệ của QCG đã tăng lên 1.270 tỷ đồng.

 

Với số vốn khủng này, QCG được chọn là đại diện cho các cổ phiếu tiêu biểu trên thị trường để tính toán chỉ số VN30 trên sàn HOSE từ tháng 2/2012.
Với số vốn khủng này, QCG được chọn là đại diện cho các cổ phiếu tiêu biểu trên thị trường để tính toán chỉ số VN30 trên sàn HOSE từ tháng 2/2012.

 

Khi vốn điều lệ của QCG vượt mốc 1.000 tỷ đồng thì thị trường bất động sản rơi vào tình trạng nguội lạnh sau thời gian tăng nóng. QCG bắt đầu nếm trái đắng từ sự trầm lắng này, nhất là sau năm tài chính 2011. Theo BCTC năm 2011, lợi nhuận của doanh nghiệp âm hơn 43,8 tỷ đồng, trong khi năm trước đó còn lãi hơn 358 tỷ đồng.
Khi vốn điều lệ của QCG vượt mốc 1.000 tỷ đồng thì thị trường bất động sản rơi vào tình trạng nguội lạnh sau thời gian tăng nóng. QCG bắt đầu nếm trái đắng từ sự trầm lắng này, nhất là sau năm tài chính 2011. Theo BCTC năm 2011, lợi nhuận của doanh nghiệp âm hơn 43,8 tỷ đồng, trong khi năm trước đó còn lãi hơn 358 tỷ đồng.

 

Theo giải thích của bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai, trong BCTC quý 4/2011 của công ty, việc Quốc Cường Gia Lai bị thua lỗ trong năm 2011 là do việc ảnh hưởng chung của tình hình khủng hoảng tài chính, nên chênh lệch trong doanh thu hàng bán bị hạn chế. Hàng hóa bất động sản không tiêu thụ được, trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi cho vay ngân hàng, nên dẫn đến doanh thu thấp còn chi phí tài chính lại cao.
Theo giải thích của bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai, trong BCTC quý 4/2011 của công ty, việc Quốc Cường Gia Lai bị thua lỗ trong năm 2011 là do việc ảnh hưởng chung của tình hình khủng hoảng tài chính, nên chênh lệch trong doanh thu hàng bán bị hạn chế. Hàng hóa bất động sản không tiêu thụ được, trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi cho vay ngân hàng, nên dẫn đến doanh thu thấp còn chi phí tài chính lại cao.

 

BCTC cũng cho thấy hàng tồn kho của công ty chủ yếu là bất động sản được mua hoặc đang được xây dựng để bán trong điều kiện kinh doanh bình thường, hơn là nắm giữ nhằm mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá. Cùng với đó, khoản tiền vay ngân hàng trong năm của công ty cũng khá lớn.
BCTC cũng cho thấy hàng tồn kho của công ty chủ yếu là bất động sản được mua hoặc đang được xây dựng để bán trong điều kiện kinh doanh bình thường, hơn là nắm giữ nhằm mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá. Cùng với đó, khoản tiền vay ngân hàng trong năm của công ty cũng khá lớn.

 

Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục là con số âm. Theo báo cáo tài chính quý II/2012, lợi nhuận của QCG trong quý này đạt chưa đầy 2,4 tỷ đồng (giảm hơn 93% so với cùng kỳ năm 2011). Dù lợi nhuận là con số dương, nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm 2012, QCG vẫn lỗ hơn 1,4 tỷ đồng.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục là con số âm. Theo báo cáo tài chính quý II/2012, lợi nhuận của QCG trong quý này đạt chưa đầy 2,4 tỷ đồng (giảm hơn 93% so với cùng kỳ năm 2011). Dù lợi nhuận là con số dương, nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm 2012, QCG vẫn lỗ hơn 1,4 tỷ đồng.

 

Kết quả này khiến QCG bị loại khỏi nhóm VN30 trong lần xét duyệt lại mới đây. Từ mức giá khoảng 1.6, sau khi bị “rớt hạng” QCG liên tục rớt giá và hiện giao dịch ở mức 0.7 (tương đương mức giảm hơn 50%).
Kết quả này khiến QCG bị loại khỏi nhóm VN30 trong lần xét duyệt lại mới đây. Từ mức giá khoảng 1.6, sau khi bị “rớt hạng” QCG liên tục rớt giá và hiện giao dịch ở mức 0.7 (tương đương mức giảm hơn 50%).

 

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí hồi tháng 6 vừa qua, bà Nguyễn Thị Như Loan cho hay, trong tổng số nợ của QCG, bà lo nhất là những khoản nợ vay tài trợ bất động sản. Nợ tài trợ bất động sản mà Công ty đang gánh là hơn 700 tỷ đồng, chủ yếu là nợ tài trợ dự án Phước Kiển.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí hồi tháng 6 vừa qua, bà Nguyễn Thị Như Loan cho hay, trong tổng số nợ của QCG, bà lo nhất là những khoản nợ vay tài trợ bất động sản. Nợ tài trợ bất động sản mà Công ty đang gánh là hơn 700 tỷ đồng, chủ yếu là nợ tài trợ dự án Phước Kiển.

 

Dù xác định thị trường bất động sản trong năm 2012 là hết sức khó khăn, nhưng QCG vẫn đề ra chủ trương tiếp tục đầu tư vào những dự án bất động sản trọng điểm. Thậm chí, doanh nghiệp còn tiến hành hợp tác đầu tư với các đối tác chiến lược để triển khai các dự án chung cư, văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn, khu thương mại cao cấp và trung cấp.
Dù xác định thị trường bất động sản trong năm 2012 là hết sức khó khăn, nhưng QCG vẫn đề ra chủ trương tiếp tục đầu tư vào những dự án bất động sản trọng điểm. Thậm chí, doanh nghiệp còn tiến hành hợp tác đầu tư với các đối tác chiến lược để triển khai các dự án chung cư, văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn, khu thương mại cao cấp và trung cấp.

 

Nhiều dự án bất động sản của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCGL) được lên kế hoạch bán sỉ cho các nhà đầu tư, hạ giá đầu ra để bán tái định cư… để lấy tiền trả bớt nợ, tái đầu tư, giám áp lực lãi vay cho công ty.
Nhiều dự án bất động sản của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCGL) được lên kế hoạch bán sỉ cho các nhà đầu tư, hạ giá đầu ra để bán tái định cư… để lấy tiền trả bớt nợ, tái đầu tư, giám áp lực lãi vay cho công ty.

 

Ngoài bất động sản, hiệu quả kinh doanh của QCG ngày càng đi xuống còn bắt nguồn từ việc doanh nghiệp “ôm đồm” nhiều dự án không thuộc sở trường. Điển hình là việc đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà máy thủy điện. QCG hiện đang thực hiện 4 dự án thủy điện gồm: Iagrail I, Iagrail 2, Ayuntrung và Plekeo.
Ngoài bất động sản, hiệu quả kinh doanh của QCG ngày càng đi xuống còn bắt nguồn từ việc doanh nghiệp “ôm đồm” nhiều dự án không thuộc sở trường. Điển hình là việc đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà máy thủy điện. QCG hiện đang thực hiện 4 dự án thủy điện gồm: Iagrail I, Iagrail 2, Ayuntrung và Plekeo.

 

QCG đã chủ động triển khai các dự án thủy điện chậm lại thay vì xây dựng cùng lúc 4 dự án. Dù chủ động chậm lại nhưng QCG vẫn phải triển khai các việc đo vẽ, đền bù và hoàn tất thủ tục giấy phép đầu tư cho 4 công trình thủy điện. Điều này đồng nghĩa với việc QGC phải thường xuyên dồn vốn vào các dự án thủy điện dù lãi suất vay và tỷ giá tăng.
QCG đã chủ động triển khai các dự án thủy điện chậm lại thay vì xây dựng cùng lúc 4 dự án. Dù chủ động chậm lại nhưng QCG vẫn phải triển khai các việc đo vẽ, đền bù và hoàn tất thủ tục giấy phép đầu tư cho 4 công trình thủy điện. Điều này đồng nghĩa với việc QGC phải thường xuyên dồn vốn vào các dự án thủy điện dù lãi suất vay và tỷ giá tăng.

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc