Vì sao người xưa dặn:''Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ trong lễ Thanh minh?''

16:22, Thứ tư 18/01/2023

( PHUNUTODAY ) - Tổ tiên truyền dạy: ''Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ trong lễ Thanh minh?”, đây là một trong những quan điểm sống và phong tục tập quán cổ xưa, vậy tại sao lại có cách nói như vậy?

Con rể không đến ruộng của bố vợ

Người xưa thường cho rằng, con gái sau khi kết hôn thì đã không còn là họ gái trong nhà nữa, đã thuộc về họ nhà chồng nên con cái sau khi kết hôn sẽ ít khi về nhà mẹ đẻ. Nếu bố mẹ đẻ “lén” đưa cho con gái nhiều tài sản thì ít nhiều cũng bị anh trai, chị dâu, em ún trong nhà dị nghị.

Thời xưa, hầu hết mọi người đều kiếm sống bằng nghề nông, đất đai là bảo đảm nguồn sống của họ; xã hội thời đó cũng không thừa nhận việc con rể làm đồng trên ruộng của cha mẹ vợ, nên dù nghèo đến mấy cũng không cấy ruộng của bố mẹ vợ.

Với người đàn ông mà nói thì lấy vợ là phải có trách nhiệm che chở cho vợ, dựa vào nguồn lực của bố mẹ vợ để mưu cầu cuộc sống chính là điều đáng hổ thẹn. Một người đàn ông phải sống có trách nhiệm, vun vén cho gia đình, ấy mới là một người đàn ông chân chính thực thụ.

Vì vậy, “con rể không cày ruộng đất của bố vợ” là vì để con rể tránh bị người khác chê bai, từ đó giảm thiểu mâu thuẫn giữa 2 bên gia đình.

Con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ trong lễ Thanh minh

ntdvn_pexels-photo-1670579

Người xưa rất tin vào phong thủy tài lộc. Nếu người đàn bà lấy chồng mà về nhà mẹ đẻ quét dọn lăng mộ sẽ ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình nhà đẻ, những điều may mắn đáng lẽ thuộc về nhà mẹ đẻ thì sẽ chuyển sang cho nhà chồng. Vì vậy, người con gái đã lấy chồng không thể về quê thăm mộ vì sợ lấy đi những điều may mắn của gia đình mẹ đẻ.

Hơn nữa, con gái đã lấy chồng rốt cuộc cũng không còn thuộc dòng họ mình, lại còn đổi họ, thuộc họ khác, nếu có người nhà khác giúp gia đình mình tảo mộ thì có nghĩa là gia đình đó không còn con cháu nào nữa.

Cách làm này sẽ mang đến những điều xui xẻo cho người khác. Vì con trai là cái gốc của gia đình, được truyền từ đời này sang đời khác. Con cái đi lấy chồng, làm dâu nhà khác thì chỉ có thể thờ chồng, tổ tiên nhà chồng chứ không phải tổ tiên nhà mẹ đẻ. Tất nhiên, thời đại đang thay đổi, và mặc dù “Con gái không đi tảo mộ cha mẹ trong lễ Thanh minh” là rất hợp lý, nhưng rõ ràng là không thể áp dụng cho xã hội hiện tại.

5 loại người không nên quét mộ trong lễ Thanh Minh

viber-image-2022-04-06-11-43-57-164

Người xưa cũng khuyên nhủ 6 người sau cố gắng quét tránh lăng mộ.

1. Người bị bệnh

Người đang bị cảm mạo nặng, đang chống chọi với bệnh ung thư hoặc tương đối yếu, nếu xuống mồ sẽ dễ hấp thụ luồng khí xấu, làm bệnh nặng thêm.

2. Người trên 80 tuổi

Sau 80 tuổi, từ trường tương đối nhẹ, sau khi quét mả dễ có cảm giác không khỏe hoặc cảm lạnh.

3. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai tốt nhất không nên ra mồ mả, vì cơ thể sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi luồng khí không tốt, ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

4. Trẻ con dưới 3 tuổi

Trẻ 0-3 tuổi có trường khí yếu, bóng vía yếu, hơn nữa chúng dễ nhìn thấy những thứ mà người lớn không thể nhìn thấy, dễ trở nên sợ hãi.

5. Những người sắp hoặc mới kết hôn

Theo quan điểm người xưa, người sắp hoặc mới kết hôn không nên đi tảo mộ, việc hỷ và cưới xin thuộc dương, quét mộ là thuộc âm, rất không tốt.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Truy Nguyệt
Tin nên đọc