Tự dùng thuốc
Bạn thấy các dấu hiệu bất thường như đau bụng, đầy hơi, nôn ra máu..nhưng bạn lại không đi khám bác sĩ và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ mà tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về uống là điều không nên làm. Bởi trong trường hợp chưa rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh mà tự ý sử dụng là cực kỳ nguy hiểm.
Khi bị đau dạ dày đừng bao giờ có ý nghĩ tự mua thuốc và dùng thuốc. Thậm chí, một số loại thuốc, phương pháp tự nhiên được cho là an toàn khi giảm đau dạ dày tại nhà cũng gây nguy hiểm.
Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân và được sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc.
Thuốc lá, rượu bia và chất kích thích
Thuốc lá, ngoài việc gây thương tích cho phổi và các cơ quan hô hấp, nó cũng dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày. Nicotin trong thuốc lá có thể làm giảm các mạch máu, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Dữ liệu dịch tễ cho thấy hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ tái phát các bệnh viêm loét dạ dày cũng như làm chậm quá trình lành vết loét ở người.
Tương tự như hút thuốc lá, những người có thói quen uống nhiều rượu, bia, … thường có nguy cơ mắc các bệnh dạ dày cao hơn người khác. Bởi rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày của bạn, đồng thời làm tăng lượng acid dạ dày được sản xuất. Do đó, từ bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu, bia, các loại đồ uống có cồn nghĩa góp phần không nhỏ bảo vệ sức khỏe cho dạ dày cũng như đường tiêu hóa của bạn.
Thói quen uống café, đặc biệt là buổi sáng cũng là một tác nhân có thể gây tổn thương đến dạ dày, bởi cafein trong cafe kích thích tăng tiết acid. Khuyến cáo là không quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng 250ml (3 ly) cà phê.
Không kiên trì với quá trình điều trị
Đây là sai lầm thường gặp ở nhiều người khi sử dụng thuốc kháng sinh. Khi uống được một vài liều, thấy có dấu hiệu thuyên giảm nên dù chưa hết liều thuốc đã dừng lại không uống tiếp.
Theo các chuyên gia cho biết, việc làm này là hoàn toàn sai lầm, người bệnh không nên dừng điều trị bằng kháng sinh khi chưa có quyết định của bác sĩ.
Lí do bởi nhiều trường hợp bệnh nhân có thể trở lại nặng hơn lúc ban đầu nếu bệnh nhân chưa dùng hết liều thuốc kháng sinh.
Ăn uống không điều độ
Nhiều người thường ăn bữa ăn nhẹ và quên bữa chính, hoặc thời gian giữa các bữa ăn không ổn định là lý do loét dạ dày. Cơ thể chúng ta hoạt động như một chiếc đồng hồ sinh học, dạ dày vào những thời điểm nhất định trong ngày sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, axit sẽ làm hỏng dạ dày và gây loét dạ dày.
Việc ăn quá nhanh, không nhai kỹ trước khi nuốt cũng là một trong những “căn bệnh mãn tính” của xã hội hiện đại, đặc biệt là dân văn phòng. Thức ăn bị đẩy một lượng lớn và đột ngột xuống dạ dày, khiến cho cơ quan này quá tải, không thể tiết đủ dịch tiêu hóa làm cho chúng ta có cảm giác đầy bụng khó tiêu, thức ăn ứ đọng lại và theo thời gian gây tình trạng viêm loét dạ dày-tá tràng.
Thức ăn cay, quá nóng hoặc quá lạnh, thực tế không gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, nhưng nó khiến cho triệu chứng viêm loét trở nên trầm trọng hơn. Do đó, hãy cố gắng hạn chế ăn những đồ ăn trên để giảm sự khó chịu của bệnh nhé.