Viêm đài bể thận là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết viêm đài bể thận?

( PHUNUTODAY ) - Viêm đài bể thận thường được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng. Với những biểu hiện sau đây bạn có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Viêm đài bể thận là gì?

Viêm đài bể thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận, do vi khuẩn gây ra. Ở giai đoạn cấp, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được loại bỏ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tái phát nhiều lần bệnh sẽ chuyển thành mạn, dẫn đến suy thận mạn, bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng suy thận mạn. Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi ở cả hai giới nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ. Nhiễm trùng thận ở nam giới có nhiều khả năng do phì đại tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng ở nữ thường do vi khuẩn đi từ bàng quang (do nhiễm trùng bàng quang) lên thận.

98

Nguyên nhân gây viêm đài bể thận?

Viêm đài bể thận thường do vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang và niệu đạo (đường tiểu dưới), sau đó sinh sôi phát triển và đi ngược dòng lên trên gây viêm nhiễm đài bể thận. Mặc dù, có rất nhiều vi khuẩn có thể gây viêm bể thận, nhưng vi khuẩn E. coli là thường gặp nhất.

Bệnh thường biểu hiện rầm rộ

Các dấu hiệu nhiễm khuẩn xuất hiện rầm rộ. Bệnh nhân đột ngột sốt cao, rét run, thể trạng suy sụp nhanh chóng, môi khô nứt nẻ, lưỡi bẩn... Nếu sử dụng thuốc hạ sốt thì giảm đi trong một khoảng thời gian ngắn (một vài giờ) sau đó cơn sốt lại bùng phát trở lại. Kèm theo sốt, bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng sườn lưng, có thể đau một bên hoặc cả hai bên, thường là đau âm ỉ nhưng cũng có khi có những cơn đau dữ dội như dao đâm, cơn đau lan xuống vùng bàng quang, thậm chí lan ra cả bộ phận sinh dục ngoài. Vỗ vùng hố sườn lưng bệnh nhân có phản ứng, đau, tức, rất có giá trị nhất là khi đau một bên.

97efe5fb-9f4f-4c97-9a3f-f724225f2f1a

Hội chứng bàng quang thường có nhưng không phải trong tất cả mọi trường hợp như đái buốt, cảm giác nóng rát, đái rắt (mót đái, phải rặn liên tục), đái đục, cũng có trường hợp đái ra máu. Trong máu, bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, có thể có nhiễm khuẩn huyết. Khi urê, creatinin máu tăng cao là có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn.

Ngoài ra một số bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, bụng trướng, cơ thể mệt mỏi rã rời. Bệnh thường tiến triển tốt và hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng thuốc sau vài ngày sẽ cắt được cơn sốt, nước tiểu trong trở lại sau 1- 2 tuần. Nhưng nếu điều trị muộn hoặc không đúng thì bệnh dễ tái phát, chuyển thành mạn tính, suy thận, hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, tăng huyết áp... những biến chứng này có thể làm bệnh nhân tử vong.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link