Những ngày qua, tin chị Nguyễn Thị Hiếu (30 tuổi, trú tại thôn Phương Nhị, huyện Thanh Oai, Hà Nội) bị cho là sẩy chân khi đi cầu ván trên sông Nhuệ gây xôn xao dư luận xã Hồng Dương.
Anh Nguyễn Mạnh Trưởng - chồng nạn nhân - cho hay sự việc xảy ra khoảng 19 giờ ngày 10/8, chị Hiếu có chia sẻ bị đau đầu nên sang thôn Tân Độ (xã Phú Túc) mua thuốc. Chẳng lâu sau, gia đình nhận tin từ người trong thôn thấy xe máy đổ giữa cầu. Nghi vợ bị ngã xuống sông, họ hàng hai gia đình cùng người dân trong thôn đã rà soát, tìm kiếm suốt đêm trên khúc sông này nhưng không có kết quả.
Những ngày sau đó, gia đình anh Trưởng huy động hàng chục người đi thuyền dọc sông tìm kiếm suốt đoạn sông dài 6 km cũng không phát hiện tung tích.
Cầu ván bắc qua sông Nhuệ ở thôn Phương Nhị được xác định là nơi chị Hiếu ngã và bị nước lũ cuốn đi - Ảnh: TTO |
Chiếc cầu ván xập xệ chị Hiếu đi qua chính là nỗi khiếp sợ của người dân địa phương. Rất ít người dám đi xe qua đây. Ván gỗ trên mặt cầu bị xô lệch, xập xệ là nguyên nhân khiến các phương tiện đi qua bị hẫng và trượt ngã. Mặt cầu rộng khoảng 1 m, khi ngã xuống cả người, xe đều rơi tõm xuống dòng sông.
Vụ việc xảy ra đã khiến dư luận không khỏi xôn xao bởi sau 5 năm sáp nhập về thủ đô Hà Nội, hàng trăm hộ dân ở xã Hồng Dương (H.Thanh Oai) vẫn phải đi cầu ván qua sông Nhuệ vẫn phải hàng ngày đi qua chiếc cầu ván xập xệ, là nỗi khiếp sợ của người dân khi mỗi năm xảy ra hàng chục vụ ngã xe rơi tõm xuống dòng sông.
Hơn nữa, đây không phải là vụ việc đầu tiên người tham gia giao thông ở Thủ đô thiệt mạng vì 'đường xấu'. Trước đó, ở cả Hà Nội và TP.HCM đều đã xảy ra những vụ tai nạn dẫn đến tử vong do hố ga sụt nắp hay nắp hố ga cao trên đường.
Trước tình hình thực tế đáng lo ngại như vậy, nhiều người đã hy vọng các cơ quan chức năng tìm ra biện pháp mới nhằm hạn chế những vụ tai nạn giao thông do 'đường xấu'.
Có ý kiến cho rằng, ở giai đoạn tình hình giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn như hiện nay do mưa bão thường xuyên, đường ngập liên tục ở các thành phố lớn, thiết nghĩ các cơ quan chức năng không cần dùng quỹ bảo trì để sửa đường nữa bởi đơn giản đường dù có xấu đẹp thế nào, khi ngập nước cũng không ai biết cả. Thay vào đó, Bộ Giao thông nên tìm những hướng đầu tư mới đem lại hiệu quả cao hơn, lại phù hợp với thời đại mới.
Một trong số những ý kiến đáng chú ý và rất sáng tạo chính là dùng quỹ bảo trì đầu tư vào xe bus bay để phục vụ giao thông đi lại của người dân.
Lựa chọn đầu tư loại hình này bởi việc đầu tư các phương tiện giao thông công cộng sẽ rất đồng bộ và giúp các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý. Hơn nữa phương tiện này có thể phục vụ nhu cầu đi lại của số lượng lớn người dân, và đảm bảo tránh được những tai nạn do đường sóc, xấu hay sụt hố ga...
Và điều quan trọng nhất để phương tiện này trở nên rất đáng lưu ý chính là độ an toàn rất cao, bởi ngay cả khi các xe đâm phải nhau cũng không thể rơi xuống đất, gây nguy hiểm tính mạng người tham gia giao thông bởi chắc chắn sẽ vướng hệ thống mạng nhện chăng khắp thành phố. Và người dân chỉ cần đợi các lực lượng chức năng đến cứu chứ không sợ rơi tan tành như tai nạn máy bay.
- Mai Mai (Tổng hợp từ TNO, Phunutoday)