Việt Nam, Đông Nam Á là cái nôi văn minh của loài người

00:01, Thứ sáu 19/08/2011

( PHUNUTODAY ) - Trong số những di tích hoành tráng cố nhất còn sót lại, thì tháp Chàm ở Việt Nam có lẽ là đáng để chiêm ngưỡng nhất. Những gì còn lại sau chiến tranh nằm rải rác bên bờ duyên hải phía Đông xung quanh Đà Nẵng...

(Phunutoday)- Những gì còn lại sau chiến tranh nằm rải rác bên bờ duyên hải phía Đông xung quanh Đà Nẵng. Một vài tháp có niên đại cùng thời với đế quốc La Mã. Việt Nam cũng là quốc gia có di tích đô thị sớm nhất Đông Nam Á. Những gì còn lại của di tích Cổ Loa trong nội địa miền Bắc đất nước có niên đại từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên.

LTS: Phần mở đầu của cuốn sách tuyệt diệu này để giới thiệu cùng bạn đọc nhằm khắc phục tâm lý tự ti, tâm lý nhược tiểu của khá nhiều người trong chúng ta. Xác định gốc nguồn của mình để vững tin hơn trước vận mệnh tương lai của dân tộc. 

Tháp Chàm
Tháp Chàm Quảng Nam

Khu vực Đông Nam Á là một trong những khu vực trù phú, có nền văn hóa đa dạng và cổ xưa nhất trên trái đất. Tuy nhiên, các sử gia, vì thiếu cứ liệu, đã mặc định rằng các nền văn hóa khu vực Đông Nam Á chỉ là những phái sinh từ hai nền văn minh lớn của lục địa Châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa. Một quan niệm như vậy là không xác đáng và bỏ qua rất nhiều những bằng chứng về tính cổ đại và sự tinh tế độc đáo tại khu vực này. 

Khu vực này cũng mang trong mình một số địa chỉ du lịch đông khách hàng đầu thế giới. Vươn rộng ra đại dương giống như hình một cái lưới tung ra theo cánh tay chài của người ngư phủ, cả khu vực, bao gồm các quần đảo, tạo ra một thềm lục địa- thường gọi là thềm lục địa Sunda- có kích thước gần bằng lục địa Bắc Mỹ. Dù phần lớn diện tích nay đã biến thành biển cả, nhưng khu vực này vẫn là nơi quy tụ của một lượng dân cư đông đến kinh ngạc. Xét về mặt chính trị và địa lý, có hai phần rạch ròi: lục địa và hải đảo. Phần lục địa có hai bán đảo: Bán đảo lớn gồm Myanmar ở phía Đông Bắc, Thái Lan ở trung tâm và Lào, Camphuchia, Việt Nam quyện vào nhau như miếng xúc xích ở phía Đông và Đông Nam; bán đảo nhỏ và hẹp gọi là bán đảo Mã Lai, như mình rắn từ Thái Lan, Miến Điện trườn xuống phương Nam. Giống hình một cái đầu voi nhìn nghiêng. Thái Lan bao gồm hai phần ba nửa trên của chiếc vòi.

Ngày nay bạn có thể đi bằng xe lửa từ thành phố cao nguyên Chiang Mai ở phía Bắc Thái Lan qua thủ đô Bangkok đi tiếp xuống dải đất hẹp của bán đảo Mã Lai, băng qua vùng núi đá vôi có sườn dựng đứng tới Penang ở Malaysia. Xe lửa tiếp tục đi xuống qua thủ đô Kuala Lumpur rồi xuống đến vùng đất nóng ẩm Singapore sát đường xích đạo. Tôi cho rằng đây là một trong những đường xe lửa thú vị nhất châu Á có phục vụ ẩm thực kỳ thú.

Miến Điện nằm ở cực Bắc của khu vực Đông Nam Á với núi rừng gỗ tếch trùng điệp, những ngôi chùa kỳ vĩ ở Rangoon, những cung điện chạm khắc ở Mandalay và những phế tích uy nghiêm còn sót lại ở Pagan. Từ con đường băng qua vùng Karen ở phía Đông Miến Điện sang vùng cao nguyên của Thái Lan, bạn có thể dong theo lộ trình của tín ngưỡng Phật giáo truyền xuống phương Nam qua những cố đô Chiang Rai, Chiang Mai, Muang Lamphun và tiếp tục đi xuống Sukhothai rồi Ayutthaya ở phía Nam. Ở bờ Đông của bán đảo Trung Ấn, ta cũng có thể làm một chuyến du ngoạn dọc theo bờ biển từ Bắc xuống Nam bằng đường xe lửa.

Nếu có điều gì tôi muốn nói thì đó là hình ảnh về những cánh đồng lúa trải dài vô tận ở Việt Nam. Được bao bọc bởi núi đồi phía sau lưng, những cánh đồng lúa ở nơi đây còn xanh mướt và sống động hơn cả những gì tôi thấy ở Thái Lan. Ở phía  Bắc, những núi đá vôi kỳ vĩ và đẹp đẽ nhô lên khỏi măt biển trong vịnh Hạ Long, nơi chưa đầy 10.000 năm trước chúng còn được bao bọc bởi một vùng đất không hề ngập nước.  Khoảng nửa độ đường đi xuống phương Nam, hai vùng đất nằm sát bên nhau, Huế và Đà Nẵng, cho ta thấy một sự tương phản giữa ảnh hưởng của Trung Hoa và Ấn Độ. Hoàng thành Huế chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, dù có niên đại lâu đời hơn Đà Nẵng nhưng lại có những công trình xây dựng muộn hơn. Còn Đà Nẵng nổi tiếng với những di tích tháp Chàm theo phong cách của nền văn minh Ấn Độ. Những người dân tộc Chăm lỗi lạc này có mối quan hệ gần gũi về mặt ngôn ngữ với người dân ở Borneo và Sumttra. Du khách cũng sẽ rất muốn khám phá một viên ngọc vỡ ở vùng Đông Á, phế tích Angko Wat nằm sâu trong nội địa Camphuchia, với một lời hứa hẹn về những nền văn hóa lâu đời hơn còn nằm lai dưới những gò đồi trong rừng sâu.

Chín hòn đảo chính của Đông Nam Á tạo thành một nửa vòng tròn bao quanh phía ngoài hai đảo trung tâm là Borneo và Sulawesi. Tất cả chúng được biết đến với tên gọi “Đông Nam Á hải đảo” hay quần đào Mã Lai. Khu vực này mang trong mình sự đa dạng về văn hóa lớn hơn bất cứ một khu vực nào ở châu Á.
Sau khi du ngoạn một vòng quanh Thái Lan và vùng phía tây Malaysia, nếu bạn muốn chứng kiến những gì tương tự trong vùng Đông Nam Á hải đảo thì chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên. Những điểm giống nhau còn lại chỉ là hoa quả và những truyền thống tôn giáo cốt lõi được du nhập: Hồi giáo, đạo Hindu, Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Thậm chí những truyền thống này còn có những hương vị bản địa tinh tế.

Miến Điện và Thái Lan chủ yếu là hai quốc gia Phật giáo, trong khi đó người dân sống ở Malaysia và các đảo chính của lục địa Sunda là Sumatra và Java lại là người Hồi giáo. Trái lại, Philipine là quốc gia Thiên Chúa giáo ngoại trừ phía Nam, nơi có một lượng dân tương đối đông theo Hồi giáo. Những phần khác của Đông Nam Á hải dảo đều là các khu vực đa tôn giáo, kể cả tôn giáo bản địa và du nhập. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ qua 2000 năm hiện nay chủ yếu còn lại ở phần phía tây của lục địa lớn Sunda, mặc dù nó còn có một vài ảnh hưởng đến tận phía đông Kalimagentan (vùng Borneo của Indonesia). 

Đồng lúa Việt Nam
Đồng lúa Việt Nam

Đối với những ai chưa có cơ may làm một chuyến thăm thú đến vùng Đông Nam Á thì việc mô tả không thể biết thế nào cho đủ. Tất cả nền ẩm thực đa dạng, phong cảnh hữu tình, phong cách nghệ thuật duyên dáng nhiều màu sắc, biển cả, hải đảo, núi non và những phế tích cho thấy một quá khứ huy hoàng là một món quà khó quên đối với du khách. Khách du lịch viếng thăm những phế tích nổi tiếng ở Đông Dương và Java có thể sẽ thấy ngạc nhiên vì chúng có niên đại trẻ hơn so với Knossos ở Hy Lạp và những di tích tương tuwjj tại Địa Trung Hải, Châu Âu và Trung Đông. Do chiến tranh, khí hậu, sự sinh trưởng của thảm thực vật, nên những phế tích ở vùng này đang ở tình trạng suy kém so với tuổi của chúng. 

Di tích hoành tráng nổi tiếng ở cố đô của Thái Lan, Ayutthaya, đã bị quân Miến Điện phá hủy năm 1767. Vào năm đó ở phương Tây, đường ray xe lửa đầu tiên được khởi công và cũng chỉ sớm hơn một chút trước cuộc binh biến Bounty. Người dân Đa Đảo đã làm một cuộc đông tiến lớn lao từ đảo Samoa vào Thái Bình Dương vào khoảng 500 năm sau công nguyên, một vài trăm năm trước khi những di tích vĩ đại như Angkor ở Camphuchia, Prambanan và Borobudur ở Java; Chiang Mai ở Đông Bắc Thái Lan được xây dựng. Angkor wat cùng với thành phố đền đài tráng lệ Pagan bên bờ sông Irawaddy ở Miến Điện, chưa hề được xây dựng trước khi người Norman xâm chiếm nước Anh và Sukhothai thủ đô cuối cùng của Thái Lan trươc Ayutthaya, ra đời vào thế kỷ XII sau Công nguyên.

Trong số những di tích hoành tráng cố nhất còn sót lại, thì tháp Chàm ở Việt Nam có lẽ là đáng để chiêm ngưỡng nhất. Những gì còn lại sau chiến tranh nằm rải rác bên bờ duyên hải phía Đông xung quanh Đà Nẵng. Một vài tháp có niên đại cùng thời với đế quốc La Mã. Việt Nam cũng là quốc gia có di tích đô thị sớm nhất Đông Nam Á. Những gì còn lại của di tích Cổ Loa trong nội địa miền Bắc đất nước có niên đại từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên.

Một đặc điểm chung của những di tích kỳ vĩ ở vùng Đông Nam Á là chúng đều được xây dựng bởi các xã hội trên cơ sở bản địa. nhưng chịu ảnh hưởng của Ấn Độ. Chúng làm nổi bật lên hình ảnh của cả đạo Hindu và đạo Phật. Văn hóa Trung Hoa cũng có một ảnh hưởng sâu sắc đối với Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc khoảng từ năm 200 trước Công nguyên, mặc dù những gì còn lại về mặt kiến trúc vào thời điểm đó là rất ít.

Ảnh hưởng của những người láng giềng được thực hiện thông qua buôn bán hơn là xâm lược. Ba nhóm thương nhân đường biển khác nhau đã từng qua lại bằng thuyền bè dọc theo bờ Ấn Độ Dương từ 2000 năm trước chính là người Ả Rập, người Ấn Độ và người Đông Nam Á. Những người Đông Nam Á lại là những người bắt đầu công việc đó sớm hơn. Ảnh hưởng có tính tạo dáng của Ấn Độ và Trung Hoa đối với nghệ thuật cũng như tôn giáo của vùng Đông Nam Á còn được thể hiện qua cái tên địa lý của khu  vực này: Ấn Độ-China, Trung Ấn.
(Còn nữa)

  • Stephen Oppenheimer
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc