“Nếu không có cảnh sát giao thông, nhiều người chạy loạn xạ, tốc độ cao, lấn tuyến, vượt đèn, vào đường một chiềuhellip; không cần biết luật giao thông là gì”, theo một cảnh sát Bangalore cho hay." />

Việt Nam học Ấn Độ dùng cảnh sát bù nhìn "xiết" luật?

17:38, Thứ ba 26/03/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">“Nếu không có cảnh sát giao thông, nhiều người chạy loạn xạ, tốc độ cao, lấn tuyến, vượt đèn, vào đường một chiềuhellip; không cần biết luật giao thông là gì”, theo một cảnh sát Bangalore cho hay.

Cảnh sát ở thành phố Bangalore, Ấn Độ dùng những “cảnh sát giao thông bù nhìn” bằng bìa cứng, nhằm giúp người dân tuân thủ luật giao thông tại đây.

[links()]
 
Những vụ tai nạn giao thông chết người luôn là nỗi ám ảnh của người dân cũng như chính phủ Ấn Độ do những người điều khiển phương tiện không tuân thủ luật giao thông khi trên đường không có bóng dáng cảnh sát giao thông, theo tin tức từ AFP.
 
Cảnh giao thông thật và
Cảnh giao thông thật và "cảnh sát giao thông bù nhìn" bằng bìa cứng (phải) ở thành phố Bangalore - Ảnh: AFP
 
“Nếu không có cảnh sát giao thông, nhiều người chạy loạn xạ, tốc độ cao, lấn tuyến, vượt đèn, vào đường một chiều… không cần biết luật giao thông là gì”, theo một cảnh sát Bangalore cho hay.
 
Hiện Bangalore đã triển khai ba “cảnh sát giao thông bù nhìn” trên những con đường lớn ở thành phố này.
 
Theo vị cảnh sát này, những cảnh sát giao thông bù nhìn rất hiệu quả vì họ có thể làm việc 7 ngày/tuần. Ông hy vọng việc áp dụng lần đầu tiên lại Ấn Độ sẽ mang lại nhiều kết quả đầy hứa hẹn, giúp người dân ý thức hơn về luật giao thông.
 
Được biết, những “cảnh sát giao thông bù nhìn” bằng bìa cứng này thường được sử dụng tại nhiều nơi như Anh và Bắc Mỹ như là một biện pháp phòng chống tội phạm.
 
Tại Việt Nam, tình hình tai nạn giao thông thời gian qua cũng gia tăng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, tình hình tai nạn giao thông 2 tháng đầu năm trên cả nước, nhất là trong tháng 2 tăng đột biến.Theo đó, hai tháng đầu năm 2013, trên cả nước xảy ra hơn 5.600 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần 2.000 người, bị thương gần 5.800 người. 
 
Mặc dù so với cùng kỳ năm trước giảm hơn 740 vụ nhưng lại tăng số người chết hơn 300 người. Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn do chủ quan của người tham gia giao thông.
 
Ủy ban đánh giá, nguyên nhân tai nạn giao thông trong 2 tháng qua tăng cao chủ yếu là do lỗi người điều khiển xe mô tô, xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, uống rượu bia điều khiển xe, không đội mũ bảo hiểm, xe khách chở quá số người quy định, vi phạm tốc độ, dừng đón trả khách sai quy định. 
 
Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông là do người dân thiếu ý thức chấp hành các quy định về pháp luật giao thông.
 
Trước thực trạng này, nhiều người đã đề xuất Việt Nam nên học Ấn Độ đặt thêm các cảnh sát bù nhìn trên các tuyến phố bởi sẽ hạn chế được sự thiếu ý thức của họ khi tham gia giao thông. Nhìn đằng xa, người dân sẽ lầm tưởng những cảnh sát bù nhìn là cảnh sát thật nên nếu điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ họ sẽ sẽ giật mình, biết sợ mà điều khiển xe cộ một cách có ý thức hơn. Điều này sẽ hạn chế được tai nạn đáng kể.
 
Trước đó, tại Việt Nam, để xây dựng hình ảnh chiến sĩ CSGT đẹp trong mắt người dân trên từng tuyến phố, theo quy định mới của Công an TP. Hà Nội những CSGT Thủ đô bụng phệ, hình thức thấp bé nhẹ cân, nói năng không đúng mực sẽ bị điều chuyển sang ngồi bàn giấy, tránh tiếp xúc với dân.
 
Cùng với đó, Phòng CSGT Hà Nội đã đưa nữ cảnh sát ra chỉ huy giao thông, không xử phạt vi phạm vào giờ cao điểm, tăng mức thân thiện trong mắt người dân.
 
PV. (Tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc