Vinacomin có học nông dân bỏ ruộng để đóng cửa lò?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Vì đâu mà nông dân phải bỏ ruộng, bỏ chuồng. Lý giải điều này cũng giống với các doanh nghiệp nông dân thường xuyên thua lỗ trong làm ăn. Giá nông sản xuống thấp, đầu vào cao hơn đầu ra.

Đây không phải là lần đầu tiên Vinacomin “cầu cứu” Chính phủ, xin giảm thuế khi xuất khẩu (XK) giảm, kinh doanh gặp khó khăn. Tháng 9/2012, cũng với lý do khó khăn, Vinacomin và Bộ Công thương đề xuất và được chấp thuận cho giảm thuế XK than từ 20% xuống chỉ còn 10%. Đến lần này, khi thuế XK vừa được điều chỉnh tăng từ 10% lên 13% (áp dụng từ đầu tháng 7/2013), Vinacomin lại tiếp tục xin giảm xuống 10%.

Vinacomin cho rằng, sau 2 tháng áp dụng thuế XK từ 10% lên 13%, sản lượng than XK đã giảm khoảng 2 triệu tấn so với sản lượng XK bình quân, lượng tồn kho tăng cao. Ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Vinacomin, nói trước đó trung bình than xuất được 1,2 - 1,3 triệu tấn/tháng, trong 2 tháng qua chỉ xuất được hơn 200.000 tấn/tháng, do giá tăng nên khó cạnh tranh.

Quá khó khăn Vianacomin nên đóng cửa lò

Trên thực tế, lượng than XK của Vinacomin sụt giảm do nhiều yếu tố, trong đó đáng kể là việc thị trường nhập khẩu than lớn nhất của VN là Trung Quốc yêu cầu nhập khẩu các loại than phẩm cấp tốt hơn. Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN, khác với các năm trước đây, Trung Quốc đã không còn nhập loại than chất lượng thấp như than cám 6B, 7B, mà yêu cầu nhập than tốt như than cám 2, 3.

Trước đó, trả lời trên báo Tiền phong, Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Vinacomin than rằng trong tháng 7, Vinacomin chỉ tiêu thụ 2,1 triệu tấn than (trong nước 1,85 triệu tấn và xuất khẩu 0,25 triệu tấn). Lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 23,6 triệu tấn than (trong nước 16,35 triệu tấn; xuất khẩu 7,25 triệu tấn). Do sản lượng than tiêu thụ thấp nên doanh thu, kết quả kinh doanh cũng thấp theo.

Với mục đích than khó để làm lãi cho doanh nghiệp, Vinacomin có lẽ chỉ xếp sau xăng dầu và điện.

Thực tế, Vinacomin đang hết sức khó khăn nếu vẫn không thể xuất khẩu được than. Hàng xuất khẩu còn tồn dư nhiều cộng thêm thuế xuất tăng thì doanh nghiệp chỉ còn nước đóng cửa.

Nói đến chuyện kinh doanh khó mà đóng cửa phải nhắc đến người nông dân Việt. Hiện nay, ở nhiều miền quê Việt Nam đang đối diện với tình trạng người nông dân không còn thiết tha với việc trồng lúa. Nhiều người bỏ đồng ruộng lên thành phố bất chấp công việc nơi đây cũng đầy bất ổn, thu nhập thấp và cạnh tranh cao. Vì đâu mà nông dân phải bỏ ruộng? Lý giải điều này cũng giống với các doanh nghiệp: nông dân thường xuyên thua lỗ trong làm ăn, giá nông sản xuống thấp, đầu vào cao hơn đầu ra.

Đã bỏ ruộng, người nông dân còn muốn bỏ cả chuồng bởi cũng như trồng lúa, giá đầu vào tăng trong khi giá đầu ra bị ép. Nông dân chỉ biết trồng trọt và chăn nuôi, vậy mà họ còn dám bỏ ruộng, bỏ chuồng để kiếm kế khác sinh nhai, vậy vì sao Vinacomin không dám đóng cửa lò chuyển sang kinh doanh nghề khác?

Ruộng mật bỏ hoang để cỏ mọc lút đầu người là lãng phí, người nông dân dù tiếc lắm cũng phải bỏ thì Vinacomin bỏ lò cũng chẳng ai nói gì vì "cơm không ăn, gạo còn đó". Than không được khai thác lên thì tài nguyên vẫn trong lòng đất, đời con cháu dùng cũng chưa muộn. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng than trong nước hiện nay là rất lớn. Các chuyên gia về kinh tế, tài nguyên đều cảnh báo rằng đã đến lúc chúng ta phải nhập khẩu than để đáp ứng sản xuất trong nước.

Vậy, để giải quyết bài toán thua lỗ cho doanh nghiệp và bảo vệ tài nguyên quốc gia cho thế hệ sau, Vinacomin nên dũng cảm đóng cửa lò tham gia sản xuất vào các ngành khác có lãi hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn