Vinamilk tiếp tục nhập hơn 200 cô bò hữu cơ về Việt Nam-Khẳng định vai trò tiên phong trong xu hướng Organic cao cấp

08:00, Thứ tư 24/10/2018

( PHUNUTODAY ) - Vào tháng 10 năm 2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, trong bầu không khí nhộn nhịp tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, chiếc chuyên cơ Singapre Airlines đã đón hơn 200 cô bò mang thai hữu cơ nhập từ Úc về gia nhập đàn bò sữa của trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà Lạt tại Lâm Đồng, Đà Lạt.

Tính tới thời điểm này, trang trại đã có tổng cộng gần 1000 cô bò sữa hữu cơ, điều này minh chứng cho cam kết xây dựng nguồn nguyên liệu sữa hữu cơ nội địa ổn định, đảm bảo việc đáp ứng đủ nhu cầu về sữa hữu cơ của người tiêu dùng trong nước của Vinamilk.

Empty
Chuyên cơ chở hơn 200 cô bò hữu cơ từ Úc về Việt Nam

Chuyên cơ chở hơn 200 cô bò hữu cơ từ Úc về Việt Nam

Sau khi trải qua quá trình tuyển chọn nghiêm ngặt bởi các chuyên gia lành nghề, dày dặn kinh nghiệm của Vinamilk và đối tác, toàn bộ bò nhập về lần này đều là các cô bò hữu cơ đang mang thai với khả năng cho sữa hơn 8.000 lít/chu kỳ theo các dữ liệu có được từ bò mẹ. Tính tới nay, trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt đang là ngôi nhà của gần 1.000 cô bò hữu cơ được chăm sóc theo tiêu chuẩn organic Châu Âu “3 Không”: không sử dụng hooc-mon tăng trưởng cho bò, không dư lượng thuốc kháng sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Đồng thời, trang trại cũng tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn châu Âu qua nguồn thực phẩm, nguồn nước và môi trường hoàn toàn hữu cơ. Tại đây, những cô bò được nuôi bằng 100% thực phẩm hữu cơ và được tự do thư giãn, vui chơi trên đồng cỏ trong khí hậu mát mẻ, trong lành của Đà Lạt mỗi ngày. Điều kiện thời tiết thuận lợi và trang thiết bị được đầu tư chuyên nghiệp như hệ thống xử lý chất thải khép kín, năng lượng sử dụng là năng lượng tái tạo biogas, năng lượng mặt trời, hệ thống quạt gió làm mát tự động, vườn cây thuốc nam trị bệnh cho bò,… sẽ là môi trường sống thuận lợi nhất nhằm nâng cao khả năng cho sữa của đàn bò.

Hệ thống tháo dỡ, vận chuyển bò được trang bị hiện đại

Hệ thống tháo dỡ, vận chuyển bò được trang bị hiện đại

Từ đầu năm 2018 tới nay, Vinamilk đã nhập hơn 400 cô bò sữa về các trang trại Thống Nhất Thanh Hóa và Vinamilk Organic Đà Lạt, tăng tổng số lượng bò hiện nay trong các trang trại Vinamilk và hộ nông dân lên tới hơn 120.000 con, với sản lượng khoảng 800 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Việc tăng đàn thể hiện cam kết của Vinamilk về bảo đảm nguồn sữa tươi nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu. Để giữ vững vị thế tiên phong trong việc nâng cao chất lượng sữa, trong năm 2019, Vinamilk có kế hoạch tiếp tục nhập thêm bò tơ và bò A2 để phục vụ đa dạng nhu cầu về sữa của người tiêu dùng. Để được nhập về Việt Nam, những cô bò đều phải đạt tiêu chuẩn về ngoại hình và sức khỏe, gia phả và khả năng sản xuất của con mẹ và tiềm năng di truyền của tinh bò cha. Những cô bò này đều có gia phả ba đời, được các chuyên gia kiểm tra, xét nghiệm các yếu tố về sức khỏe và chăm sóc kỹ lưỡng.

Những cô bò hữu cơ vừa “đáp” máy bay xuống phi trường Tân Sơn Nhất, vẫn khỏe mạnh sau chuyến bay dài

Những cô bò hữu cơ vừa “đáp” máy bay xuống phi trường Tân Sơn Nhất, vẫn khỏe mạnh sau chuyến bay dài

Bên cạnh việc mở rộng nguồn nguyên liệu, Vinamilk không ngừng cải tiến máy móc công nghệ, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất và đưa ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Việc liên tục nhập các đàn bò có chất lượng cao từ Úc và Mỹ đã một lần nữa khẳng định cam kết của Vinamilk trong việc đem lại nguồn dinh dưỡng chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em.

Những cô bò hữu cơ nhiều màu sắc lên xe di chuyển về trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt

Những cô bò hữu cơ nhiều màu sắc lên xe di chuyển về trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt

Thông tin thêm về Vinamilk:

Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ và New Zealand.Dự kiến tổng đàn bò sẽ được nâng lên khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi.

Mỗi năm có khoảng 15 tỷ sản phẩm của Vinamilk được sản xuất bởi 13 nhà máy trải dài khắp Việt Nam, trong đó có hai siêu nhà máy sữa bột và sữa nước tại Bình Dương được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới với hệ thống thiết bị khép kín và tự động hóa hoàn toàn từ khâu chế biến đến thành phẩm và đóng gói, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà máy sữa bột Việt Nam mỗi năm cho ra đời 54.000 tấn sữa bột còn nhà máy sữa Việt Nam (Mega factory) thì có công suất 400 triệu lít sữa nước/năm và đang trong giai đoạn mở rộng qua giai đoạn 2 với công suất nâng lên gấp đôi, đạt 800 triệu lít sữa/năm.

Từ năm 1997 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đã đạt khoảng 2 tỷ USD (tương đương khoảng 45.520 tỷ đồng). Đến nay, Vinamilk đã được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những quốc gia yêu cầu rất cao về chất lượng trong sản phẩm dinh dưỡng như Nhật, Canada, Mỹ, Úc, Thái Lan...từ những nhà máy sản xuất sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chuyên gia giám sát từ Úc kiểm tra và hoàn tất các thủ tục giao bò

Chuyên gia giám sát từ Úc kiểm tra và hoàn tất các thủ tục giao bò

Bên cạnh những sản phẩm xuất khẩu chính như sữa bột trẻ em và sữa đặc sang các thị trường truyền thống, những năm gần đây Vinamilk dần chuyển xuất khẩu các mặt hàng khác như sữa tươi, sữa chua ăn, sữa chua uống, các sản phẩm nước trái cây; nhằm hướng tới đa dạng hóa sản phẩm Vinamilk trên thị trường quốc tế, phù hợp với các nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Gần đây nhất Vinamilk đã chính thức ra mắt tại thị trường Thái Lan, Myanmar và Bangladesh. Hiện nay, ngoài khu vực Châu Á, Vinamilk vẫn tiếp tục củng cố sự hiện diện và tập trung hơn nữa tại các thị trường quốc tế mới, đặc biệt là khu vực Châu Phi, bằng việc đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để phù hợp văn hóa địa phương, tung các sản phẩm thế mạnh (sữa bột, bột dinh dưỡng…), mở rộng hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết thương hiệu.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: M