Virus gia cầm hiện hữu, tín hiệu giá điện tăng

07:56, Chủ nhật 14/04/2013

( PHUNUTODAY ) - Virus cúm gia cầm H7N9 tiếp tục làm cả thế giới run sợ, kiểm nghiệm sữa dê Danlait sai do đánh máy nhầm, giá điện có tín hiệu tănghellip; là những thông tin làm người tiêu dùng phải lưu tâm tuần qua.

Virus cúm gia cầm H7N9 tiếp tục làm cả thế giới run sợ, kiểm nghiệm sữa dê Danlait sai do đánh máy nhầm, giá điện có tín hiệu tăng… là những thông tin làm người tiêu dùng phải lưu tâm tuần qua.
[links()]
Virus gia cầm có thể vào Việt Nam bất cứ  lúc nào

Tuần qua, virus cúm gia cầm H7N9 tiếp tục làm cả thế giới run sợ, chỉ không rõ người người Việt có sợ hay không, khi virus nguy hiểm này tiếp tục lấy đi mạng sống của nhiều người Trung Quốc. Tính tới ngày 13/4, nó đã xác lập sự có mặt tại Bắc Kinh (Trung Quốc), khi một đứa trẻ 7 tuổi đã bị lây nhiễm. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến nay đã có 44 người tại Trung Quốc nhiễm virus cúm H7N9, trong đó 11 người đã tử vong.

a-thuc-pham-tuan-Phunutoday.vn.jpg
Virus cúm gia cầm H7N9 tiếp tục làm cả thế giới run sợ. Còn gia cầm Trung Quốc vẫn được người Việt tìm cách nhập lậu về cho dân mình ăn.

Mấy ngày qua, các Bộ ngành Việt Nam cũng đang rất “xôm” vì dịch bệnh này, các cuộc họp, các hội nghị, các chỉ đạo, hướng dẫn… được thực hiện liên tục, trong những miêu tả là “khẩn trương, đề phòng cao độ và phản ứng kịp thời”.

Các hướng dẫn được đưa ra là, những người có biểu hiện cúm, sốt cao, ho, khó thở… đặc biệt các trường hợp mà trước đó có tiếp xúc với gia cầm sống, chết, ăn thịt… thì nên lập tức tới các cơ sở y tế để kiểm tra, đề phòng. Cùng với đó phải vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn đường mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn mũi họng. Với người chăn nuôi là tăng cường vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng thường xuyên, nếu gia cầm có biểu hiện bệnh, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương. Tránh tiếc rẻ mà ăn thịt, hoặc bán chạy bệnh chốt lỗ - một hành động thường xuyên diễn ra của người chăn nuôi nước ta khi vật nuôi bị bệnh.

Trong khi đó, tại khu vực đường biên giới phía Bắc gia cầm nhập lậu vẫn chưa được kiểm soát, các vụ vận chuyển, buôn lâu gia cầm trái phép từ Trung Quốc sang vẫn liên tục bị phát hiện, bắt giữ, đấy là thừa nhận của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh tại cuộc họp bàn cách chống gia cầm lậu vào sáng 11/4.

Rạng sáng 9/4, lực lượng Hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã bắt giữ 40.000 con gà nhập lậu vận chuyển trên đò sắt. Chủ phương tiện trên khai nhận, số hàng trên được vận chuyển thuê từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.

Tại Lạng Sơn, rạng sáng 5/4, lực lượng chức năng Lạng Sơn cũng đã bắt giữ xe ô tô 7 chỗ đang vận chuyển 7.500 con vịt giống nhập lậu từ Trung Quốc.

Tăng kiểm soát sữa cho trẻ em

Sau vụ việc sữa dê Danlait của Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập khẩu từ Pháp bị phát hiện có nhiều sai phạm, trong đó có những vi phạm được giải thích là “nhầm do đánh máy”, dư luận đặt ra câu hỏi về việc quản lý các sản phẩm sữa, mà thực tế chỉ là thực phẩm bổ sung không thể thay thế được sữa mẹ. Trước đòi hỏi của xã hội về đảm bảo sức khỏe của các thế hệ tương lai đất nước, buộc các cơ quan chức năng phải xem lại mình.

b-thuc-pham-tuan-Phunutoday.vn.jpg
Sau vụ sữa dê Danlait, các cơ quan mới "sực nhớ" đang đang buông lỏng quản lý sữa. Ảnh TTO.

Tại một cuộc hội thảo diễn ra trong tuần vừa qua, ông Lê Việt Hương, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho hay, Luật quảng cáo được thông qua năm 2012 quy định cấm quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, cấm quảng cáo thực phẩm bổ sung cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên việc thực thi quy định rất yếu.

Vì vậy, Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật quảng cáo, theo hướng cấm bán và quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ tại cơ sở y tế, yêu cầu quảng cáo sản phẩm bổ sung cho trẻ 6-24 tháng phải có dòng chữ “sản phẩm này không phải là sữa công thức và không thay thế được sữa mẹ”. Nhãn mác sản phẩm dinh dưỡng bổ sung không được sử dụng hình ảnh trẻ em, các hãng sữa không được tiếp xúc với bà mẹ và phụ nữ mang thai dưới mọi hình thức… Quy định là thế, còn thực hiện thì phải chờ xem. Còn các bà mẹ, hãy tự bảo vệ con mình trước khi trách các cơ quan chức năng vô trách nhiệm.

Về vụ việc sữa dê Danlait, thông tin mới nhất là Viện Pasteur TP. HCM đã có văn bản xác nhận kết quả kiểm nghiệm của mình là sai. Lý do được đưa ra để giải thích chỉ đơn giản là tính toán nhầm và đánh máy sai. Tổng kết lại vụ việc này là, chất lượng sữa tốt, còn những cái đang cãi nhau tùm lum giữa cơ quan chức năng - người tiêu dùng - công ty nhập khẩu chẳng qua là do lỗi đánh máy.

Nhiễm độc từ hộp xốp đựng thức ăn

Tờ Dân Việt trích lời TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, nếu sử dụng không đúng cách, hộp xốp đựng thức ăn có nguy cơ ô nhiễm chì, Cadmaium từ nguyên liệu sản xuất hộp không tinh khiết và thôi nhiễm Styrenne và Ethylbenzenxốp. Đây là những chất gây ngộ độc cho gan, gây hại cho sức khoẻ.

Sai lầm của người sử dụng thường dùng hộp xốp để đựng thức ăn quá nóng (trên 70 độ C), thức ăn quá mặn, dùng bảo quản thức ăn dài ngày, đựng thức ăn, đồ uống chua (dưa muối, sa lát trộn dấm, nước chanh, nước chè chanh…) hay mỡ, dầu ăn hoặc cho vào lò vi sóng… Những cách dùng như vậy làm tăng nguy cơ chất độc hại trong hộp xốp được giải phóng vào thức ăn gây nguy hại cho người sử dụng.

Giá điện sắp tăng?

Chiều 9/4, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 500 đồng/lít, nhưng điều này chẳng làm mấy ngườ vui, vì chỉ 10 ngày trước đó, giá xăng dầu vừa tăng mức kỷ lục, trong đó giá xăng tăng tới 1.450 đồng/lít.

c-thuc-pham-tuan-Phunutoday.vn.jpg
Điện đang chót vót trên cao và sẽ còn vươn cao nữa. Ảnh Internet.

Trên thị trường, giá các mặt hàng tiêu dùng bắt đầu tăng trở lại, đặc biệt là giá thực phẩm. Giá các loại rau đều đồng loạt tăng từ 3.000-5.000 đồng/mớ, kg tùy loại. Giá thịt lợn vẫn giữ nhưng giá thịt bò, thủy hải sản lại nhích tăng tiếp từ 1.000-5.000 đồng/kg.

Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước, trong tháng 4 này giá các loại mặt hàng có thể sẽ tiếp tục tăng “nhẹ”.

Càng tới thời điểm hết tháng 4 (hết 1 tháng EVN hứa không tăng giá điện), dư luận càng tiếp nhận được nhiều tín hiệu “dự báo” có thể tháng tới giá điện sẽ tăng, mới nhất là Tập đoàn Than – Khoáng sản (Vinacomin) đã đệ đơn lên Bộ Tài chính cho phép tăng giá bán than cho điện. Trước đó là giá xăng đầu tăng kỳ lục. Và trước nữa là những báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình trạng thiếu điện, nguồn nước tại các hồ chứa sụt giảm, để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước Tập đoàn này đã phải tăng nguồn cung từ các nhà máy nhiệt điện chạy than, dầu. Giá xăng dầu đã tăng, giờ nếu giá than được phép tăng, thì khó tránh khỏi giá điện tăng – Đấy là dự đoán dựa trên những phân tích tuy không phải chuyên gia nhưng không kém phần logic của người viết, nếu có sai quý vị thông cảm, là do tôi đánh máy nhầm.

  • Phạm Thanh
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc