...
Các đo đạc khác của Viện tại Hà Nội còn cho thấy mức độ I-131, Cs-134 và Cs-137 đo được đều rất thấp và đang có chiều hướng giảm.
Tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong hai ngày 14 và 15-4, đám mây phóng xạ đã tiếp tục lan rộng khắp Đông Nam Á và đang di chuyển về phía Ấn Độ. Tuy nhiên nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được tại các trạm quan trắc ở Đông Nam Á thấp hơn mức cho phép hàng trăm nghìn lần và không làm thay đổi nền phông phóng xạ hiện tại trong vùng.
Kết quả đo đạc tại Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Cũng trong ngày 14/4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã có công văn yêu cầu các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện kiểm soát dư lượng phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản.
Trước đó, hồi cuối tháng 3, khi có những lo ngại về khả năng nước mưa bị nhiễm xạ, Tiến sĩ Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử) cho hay: Phóng xạ trong không khí thì nước mưa cũng sẽ có hàm lượng phóng xạ. Tuy nhiên, hiện nồng độ phóng xạ là rất thấp nên nước mưa chưa bị ảnh hưởng nhiều và người dân có thể an tâm sử dụng.
“Khi nước mưa xuống, cây trồng hấp thụ thì lượng phóng xạ trong thực phẩm lại càng ít hơn nên càng không có gì phải lo” ông Giáp nhận định.
Các đo đạc khác của Viện tại Hà Nội còn cho thấy mức độ I-131, Cs-134 và Cs-137 đo được đều rất thấp và đang có chiều hướng giảm.
Tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong hai ngày 14 và 15-4, đám mây phóng xạ đã tiếp tục lan rộng khắp Đông Nam Á và đang di chuyển về phía Ấn Độ. Tuy nhiên nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được tại các trạm quan trắc ở Đông Nam Á thấp hơn mức cho phép hàng trăm nghìn lần và không làm thay đổi nền phông phóng xạ hiện tại trong vùng.
Kết quả đo đạc tại Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Ảnh: Internet |
Cũng trong ngày 14/4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã có công văn yêu cầu các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện kiểm soát dư lượng phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản.
Trước đó, hồi cuối tháng 3, khi có những lo ngại về khả năng nước mưa bị nhiễm xạ, Tiến sĩ Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử) cho hay: Phóng xạ trong không khí thì nước mưa cũng sẽ có hàm lượng phóng xạ. Tuy nhiên, hiện nồng độ phóng xạ là rất thấp nên nước mưa chưa bị ảnh hưởng nhiều và người dân có thể an tâm sử dụng.
“Khi nước mưa xuống, cây trồng hấp thụ thì lượng phóng xạ trong thực phẩm lại càng ít hơn nên càng không có gì phải lo” ông Giáp nhận định.
- HL (tổng hợp)