VTV ’chê’ dự báo thời tiết của khí tượng vì sợ sai?

13:33, Thứ hai 14/01/2013

( PHUNUTODAY ) - "Tôi xin khẳng định, việc dự báo nhiệt độ trên bản tin của VTV lúc 6h15 như mọi người đang theo dõi không phải do nguồn tin của Trung tâm DBKTTV Trung ương cung cấp".

Đời sống) - "Tôi xin khẳng định, việc dự báo nhiệt độ trên bản tin của VTV lúc 6h15 như mọi người đang theo dõi không phải do nguồn tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cung cấp. Họ khai thác từ nguồn nào chúng tôi không biết".

[links()]

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã khẳng định như vậy khi có những thông tin nghi ngờ việc dự báo thời tiết  chưa chuẩn. Trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, nhiều phụ huynh học sinh đã rất vất vả theo dõi bản tin thời tiết trên VTV vào 6h15 sáng để biết cho con nghỉ học hay đến trường. Tuy nhiên, nhiều ngày bản tin VTV thì thông báo dưới 10 độ C, nhưng một số trường lại đo được nhiệt độ trên 10 độ C, gây khó khăn cho phụ huynh và học sinh.

Ông Hải cho biết, rất nhiều người dân gọi điện đến Trung tâm phản ánh sự bất nhất này.

"Ở đây, chúng tôi thấy có sự vụ lợi. Không nên để người dân phải nhắn tin, gọi điện đến số điện thoại nào đó mới được cung cấp thông tin nhiệt độ, thời tiết", Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương bày tỏ.

Ông Hải khuyên người dân, các bậc phụ huynh, nhà trường chủ động theo dõi sát sao, cụ thể hơn về nhiệt độ để quyết định có cho con em nghỉ học không, theo tôi, mỗi hộ gia đình nên tự trang bị một cái nhiệt kế treo trong nhà để tiện theo dõi nhiệt độ là đảm bảo chính xác.  

Thực hư bản tin thời tiết của VTV lúc 6h15 không lấy nguồn từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương như thế nào chưa ai rõ, nhưng có một số ý kiến cho rằng, phải chăng nhà đài cũng e dè sau nhiều lần trung tâm khí tượng dự báo 'hớ', dự báo sai.
 

Phụ huynh học sinh trực chờ bản tin dự báo thời tiết lúc 6h15 của VTV nhưng nhà trường lại thông báo nghỉ học dựa vào... nhiệt kế thu được của trường
Phụ huynh học sinh trực chờ bản tin dự báo thời tiết lúc 6h15 của VTV nhưng nhà trường lại thông báo nghỉ học dựa vào... nhiệt kế thu được của trường

Sau cơn bão Sơn Tinh  - được xem là cơn bão lớn nhất trong vòng 10 năm qua, vào cuối tháng 10/2012, cả nước có ít nhất 9 người thiệt mạng, hơn 40 người bị thương, 8 người mất tích, hàng nghìn km đê bị vỡ, sụt lún. Tháp truyền hình cao nhất miền Bắc đặt ở TP Nam Định cũng bị quật đổ.

Theo đánh giá của nhiều địa phương như Hải Phòng, Nam Định, công tác dự báo đường đi và cường độ bão đã không sát với diễn biến của bão, dẫn đến việc tổ chức phòng, chống bão nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt là việc kêu gọi tàu thuyền về nơi trú tránh.

Cụ thể, trong báo cáo của BCH PCLB tỉnh Nam Định, bão Sơn Tinh khi vào Nam Định có gió mạnh cấp 11, 12, giật cấp 13, 14.

Trong khi theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, trong đất liền gió chỉ mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, vùng ven biển cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Tháp truyền hình cao nhất miền Bắc đổ sập trong bão Sơn Tinh
Tháp truyền hình cao nhất miền Bắc đổ sập trong bão Sơn Tinh



Tại Hải Phòng, chính quyền tại nhiều huyện như Kiến Thụy, Cát Hải… cũng bị động trong việc đối phó với bão số 8 do dự báo đường đi của cơn bão quá đột ngột.

Báo Thanh niên dẫn lời khẳng định của ông Bùi Văn Đức, TGĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: “Cả mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn trên toàn quốc đã tham gia vào việc dự báo cơn bão này, trung tâm cũng đã chủ động phát tin sớm. Chúng tôi đã làm hết sức mình”.

Lý giải về nguyên nhân khiến bão Sơn Tinh đổi hướng, ông Đức cho rằng các phương tiện dự báo đã phát hiện một rãnh gió tây nam trên cao, tuy nhiên không thể khẳng định ngay nó sẽ làm thay đổi hướng bão mà phải tiếp tục theo dõi và tham khảo các mô hình dự báo khác.

“Trong các bản tin, chúng tôi phải cân nhắc rất kỹ vì nói cho dân thì chỉ được chọn một cái, đưa ra nhiều tình huống thì bà con biết đường nào mà chọn. Dự báo chỉ là dự báo thôi", lời ông Đức trên báo Thanh niên.

Năm 2011, cơn bão Nock – Ten (bão số 3), với gió giật cấp 13, sẽ đổ bộ sớm vào Hải Phòng tới tỉnh Hà Tĩnh, đó là thông tin được đưa ra từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Đã có 38 chuyến bay bị hủy; hàng trăm phương tiện tàu thuyền; hàng ngàn cán bộ chiến sỹ công an, quân đội, bộ đội biên phòng... được huy động; hơn 271.000 người dân tại Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh phải di dời khỏi nơi nguy hiểm trước chiều 30/7/2011. Nhưng cuối cùng, bão số 3 đã tan mà không vào đất liền.

Một ví dụ nhỏ hơn, ngày 18/7/2012 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ dự báo Bắc Bộ mưa và mát mẻ nhưng thực tế lại nóng bức.
 

Ở Hà Lan, Các ủy viên hội đồng thành phố Hoek van Holland đang kêu gọi trừng phạt thẳng tay các đơn vị dự báo thời tiết sai vì cho rằng, thông tin thiếu chính xác của các bản tin thời tiết khiến các ngành kinh doanh địa phương “chịu vạ oan”.

 

  • Viên Tuyền (Tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc