Vui mừng tạo nhiều Samsung đóng thuế 'tiền lẻ'

07:05, Thứ hai 16/09/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Còn phương án 2 là: Doanh nghiếp công nghệ cao được hưởng gói ưu đãi thuế cho thời gian còn lại, trừ thời gian đã hưởng.

Theo VOV, một trong những nội dung của Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN vừa được Bộ Tài chính hoàn tất là sẽ cụ thể hoá ưu đãi thuế TNDN đối với nhóm doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% thuế TNDN tối đa trong 9 năm tiếp theo. Thời gian ưu đãi thuế được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trên thực tế hiện nay có trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được hưởng ưu đãi thuế TNDN ở mức cao nhất theo quy định hiện hành (thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo), nếu đang trong thời gian hưởng ưu đãi, doanh nghiệp lại đáp ứng đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì mức ưu đãi của doanh nghiệp được xác định như thế nào cần được quy định rõ.

Việt Nam chỉ là làm vặn ốc vít

Do vậy, trong Dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đề xuất theo 2 phương án, cụ thể: Doanh nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng cả gói ưu đãi (thuế suất 10% trong 15 năm, miễn 4 năm, giảm 9 năm) kể từ ngày cấp giấy, không kể thời gian ưu đãi đã hưởng trước đó.

Với phương án này có ưu điểm là khuyến khích doanh nghiệp phấn đấu trở thành doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng lại có nhược điểm là chưa đảm bảo nguyên tắc ưu đãi của luật thuế TNDN là một khoản thu nhập chỉ được hưởng một gói ưu đãi theo điều kiện ưu đãi có lợi nhất và dễ dẫn đến trường hợp doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi để được hưởng thời gian ưu đãi dài.

Còn phương án 2 là: Doanh nghiếp công nghệ cao được hưởng gói ưu đãi thuế cho thời gian còn lại, trừ thời gian đã hưởng.

Theo đó, sẽ đảm bảo nguyên tắc của Luật thuế TNDN và tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi để được hưởng thời gian ưu đãi dài nhưng cũng có nhược điểm là không khuyến khích doanh nghiệp phấn đấu trở thành doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với chính sách trên, dư luận lại nóng với câu chuyện nhà sản xuất công nghệ cao Sam Sung tại Bắc Ninh (SEV) của nước ta. Công ty này nổi đình nổi đám trong năm qua vì báo lãi 35,5 nghìn tỷ đồng và đóng thuế cho nhà  nước ta 1000 tỷ đồng. Không những thế, Sam Sung nổi tiếng hơn là vì trong khi hàng loạt công ty, Tổng công ty trong nước điêu đứng, khốn đốn với lỗ thì doanh nghiệp này sống khỏe.

Thống kê của cơ quan hải quan địa phương cho thấy, năm 2012, cơ sở này xuất khẩu đạt kim ngạch 12,5 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu là 11,3 tỷ USD. So với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2012 là 228 tỷ USD, có thể thấy sự đóng góp của SEV là đáng kể. Bước sang năm nay, tình hình hoạt động của SEV vẫn rất trôi chảy. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, doanh thu xuất khẩu của SEV đã đạt trên 3 tỷ USD, tương đương với con số nhập khẩu. Dự kiến cả năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của SEV sẽ lên tới 30 tỷ USD, tăng khoảng 6 tỷ USD so với năm 2012.

 Trái ngược với mức tăng trưởng hết sức ấn tượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phần đóng góp cho ngân sách quốc gia của nước sở tại thông qua các khoản thuế của các doanh nghiệp họ Samsung đang khiến nhiều quan chức ngành thuế buồn lòng. Thống kê của cơ quan hải quan, nơi đảm nhiệm thu các loại thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) hay bảo vệ môi trường cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2012, SEV nộp được 80,4 tỷ đồng tiền thuế.

Nhưng bước sang 2 tháng đầu năm 2013, số thu ngân sách thông qua các loại thuế trên đã giảm mạnh, chỉ còn 429 triệu đồng tiền thuế bảo vệ môi trường.

Với mong ước SEV sẽ đưa công nghệ vào Việt Nam vừa giúp cho Việt Nam có công ăn việc làm cho trên 30.000 lao động, vừa giúp cho kỹ sư của chúng ta có cơ hội học hỏi nhưng trên thực tế, cái chúng ta nhận được từ SEV là cho thuê đất rồi nhận thuế hàng năm. Còn công nghệ ư, cứ chờ dài cổ nhé. Cho đến nay, SEV vẫn nũng nịu đòi giảm thuế này, giảm thuế khác nhưng cuối cùng, theo nhiều chuyên gia, cái SEV mang lại cho nước ta chỉ là nơi lắp ráp linh kiện còn sản xuất công nghệ thì hoàn toàn không. Theo như tính toán của doanh nghiệp này. Họ sẽ đưa công nghệ sản xuất linh kiện vào Việt Nam nhưng lời hứa này chắc người Việt vẫn phải chờ lâu lâu mới thành hiện thực.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc