Vũng Tàu bắt chước Hà Nội: Giàu mới được đi học

16:12, Thứ bảy 20/07/2013

( PHUNUTODAY ) - Ngoài đơn xin dự tuyển vào lớp 1, bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, tiêm chủnghellip;các em nhỏ cư trú tại phường 9 thành phố Vũng Tàu phải có thêm sổ đỏ thì mới được nhập học.

Ngoài đơn xin dự tuyển vào lớp 1, bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, tiêm chủng…các em nhỏ cư trú tại phường 9 thành phố Vũng Tàu phải có thêm sổ đỏ thì mới được nhập học.

 
Tờ Tiền Phong đưa tin,  bà Lê Thị Hiệp, Phó Chủ tịch UBND phường 9 (TP Vũng Tàu) cho hay, phường 9 có 5 khu phố với 343 em xin vào lớp 1 năm học 2013-2014. Theo chỉ tiêu, chỉ có 50 em được học trường Trưng Vương và 150 em vào học trường Quang Trung. Vì vậy, muốn được vào học tại hai trường này, ngoài giấy khai sinh, hộ khẩu, các giấy tờ ưu tiên, điều kiện tiên quyết được in đậm là phụ huynh phải có giấy tờ nhà đất. Đáp ứng các thủ tục trên và học sinh phải có sổ đỏ thì mới đủ điều kiện nhập học đợt 1.

 

Phụ huynh phường 9 đang làm thủ tục cho nhập học tại trường Quang Trung.
Phụ huynh phường 9 đang làm thủ tục cho nhập học tại trường Quang Trung.
 
Sự việc này đã gây ra nhiều lo lăng bức xức cho phụ huynh có con em nhập học tại đây.
 
Lý giải cho sự việc này, Hiệu phó trường Quang Trung- cô Nguyễn Thị Hồng Vân cho biết, trường tuyển sinh theo chỉ đạo phân tuyến, chỉ tiêu thì ít mà số học sinh ở phường 9 dự tuyển quá lớn, nên trên chỉ đạo phải áp dụng các biện pháp “lọc’’. Các em không đủ điều kiện trường sẽ lập danh sách báo Phòng Giáo dục của TP Vũng Tàu, phòng sẽ bố trí cho các em này về trường khác còn chỉ tiêu.
 
Cô Trịnh Thị Sơn Hải, giáo viên tuyển sinh cũng cho biết thêm, các cô làm việc theo chỉ đạo từ cấp trên, phụ huynh nhập học cho con phải đủ thủ tục, trong đó đặc biệt là phải có sổ đỏ, giấy tờ nhà đất thì mới được nhập học.
 
Theo cô Nguyễn Thị Thu Thủy Hiệu trưởng trường Trưng Vương thì trường thực hiện chủ trương tuyển sinh từ Ban Tuyển sinh (Phòng Giáo dục và UBND TP Vũng Tàu), các trường hợp ở phường 9 có hộ khẩu, nhưng không có chủ quyền nhà là không đủ điều kiện.

 

Giấy báo nhập học.
Giấy báo nhập học.
 
Được biết UBND TP Vũng Tàu có hẳn một văn bản do Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bạch Ngân ký quy định đối với phường 9, tuyển sinh vào tiểu học Quang Trung và Trưng Vương, gia đình học sinh phải có hộ khẩu thường trú và nhà ở tại nơi cư trú.
 
Vào chiều 19/7, ông Võ Văn Lương, Trưởng Phòng Giáo dục TP Vũng Tàu đã cho biết, lợi dụng tính “mở” của Luật Cư trú nhiều phụ huynh có sổ hộ khẩu KT3 khá dễ dàng, cộng với việc chính quyền phường quản lý lỏng lẻo khiến số học sinh dự tuyển vào lớp 1 ở phường 9 quá lớn, đẩy khó khăn cho ngành giáo dục. Trong khi đó, có nhiều trường tiểu học khác dư chỉ tiêu tuyển sinh. Việc quy định có giấy tờ nhà đất là giải pháp “lọc’’, các em thực sự là cư dân của phường 9 sẽ đủ điều kiện nhập học.
 
Đến đây, nhiều ý kiến cho rằng các em nhỏ cư trú ở Vũng Tàu nhất định phải sinh ra trong gia đình có điều kiện, khá giả, nhà cửa có sổ đỏ đàng hoàng thì mới mong có cơ hội đến trường. Và dường như Vũng Tàu đang học theo Hà Nội hợp thức 'dạy' học sinh đẳng cấp giàu, nghèo.
 
Trước đó, tại Hà Nội, vào ngày 6/7, HĐND TP đã thông qua nghị quyết ban hành quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao (mầm non, phổ thông). Và mức học phí tối đa trong năm học 2013-2014 là 2,9 triệu đồng (bậc mầm non) và 3 triệu đồng (bậc THCS, THPT).
 
Trần mức thu học phí này sẽ được áp dụng từ năm học 2013-2014 đến hết năm 2014-2015 và được điều chỉnh từ năm học 2015-2016 cùng với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định.
 
Tuy nhiên, nghị quyết này cũng đã khiến cho một số đại biểu băn khoăn vì trong quá trình chuyển tiếp lên trường chất lượng cao, những học sinh đã học ở đây nhưng không có đủ điều kiện theo học thì phải chuyển đi đâu; hay tiêu chí của trường chất lượng cao được đánh giá như thế nào… Cùng với đó, việc học tại trường chất lượng cao ngoài việc được học tập chất lượng cao phải được hưởng các dịch vụ tốt hơn so với các trường khác do phải đóng học phí cao; mức trần học phí này không phù hợp với các cơ sở liên doanh, liên kết nước ngoài, vì vậy chỉ nên áp dụng với các cơ sở trong nước.
 
Theo các đại biểu này,  nên cần tổng kết và đánh giá cụ thể, để có đề xuất cơ chế chính sách hợp lý áp dụng cho những năm tiếp theo.
 
Lý giải cho những băn khoăn trên Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay, trong quá trình xây dựng Nghị quyết, trường chất lượng cao chưa có trong khái niệm nào của Luật, nay có trong Luật Thủ đô. Vì vậy, Hà Nội sẽ là đơn vị đi đầu nên cơ chế tài chính phải thực hiện theo mô hình công lập. Hiện, thành phố đang áp dụng thí điểm 18 trường chất lượng cao, trong đó 13 trường đã đạt chất toàn phần, còn 5 trường mới đạt chuẩn ở từng phần.
 
Bà Ngọc cho biết thêm, việc học ở các trường chất lượng cao theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Các em học sinh đóng tiền cao sẽ được hưởng thụ nhiều dịch vụ cao tùy theo nhu cầu. Vì hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, nên quá trình chuyển tiếp nếu em nào có nhu cầu thì sẽ tiếp tục theo học, nếu không đủ điều kiện thì thành phố cũng sẽ bố trí cho theo học tại các trường công lập khác.
  • Tươi Pháp (Tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc