Vuốt ve chó cưng ở sân bay, bé gái bị cắn vào mặt và cái kết đắng khiến gia đình vô cùng hối hận

09:48, Thứ ba 12/03/2019

( PHUNUTODAY ) - Một cô gái đã bị tấn công bởi chính chú chó cưng của mình. Cô bé đã bị tấn công khiến cho mặt mũi sưng vù và chuyến đi chơi của gia đình thành cơn ác mộng

Cả gia đình bé Gabriella đang ở sân bay để chuẩn bị bay về Texas (Mỹ) vào dịp Giáng sinh. Lúc đó bé Gabriella đã xin phép cô Michelle Brannan được vỗ về con chó Pitbull của cô Nhưng chuyến đi của gia đình nhanh chóng biến thành cơn ác mộng tại ga đi sân bay quốc tế Portland (Oregon, Mỹ). Con chó đột nhiên quay sang tấn công cô bé 5 tuổi.

Gabriella vô cùng hoảng sợ. Máu chảy khắp mặt cô bé sau khi mi mắt trái bị con chó cắn rách, tuyến lệ bị thương nghiêm trọng và môi cô bé cũng trong tình trạng tả tơi.

Mẹ của Gabriella, cô Mirna, chia sẻ với tờ KARP-KVEW về sự cố kinh hoàng rằng: "Máu vương vãi ở khắp nơi".Ngoài ra, cô bé Gabriella còn phải chịu đựng những vết sẹo và cần được "phẫu thuật để chỉnh sửa lại những vết rách phức tạp trên mặt, tuyến lệ bị tổn thương". Gia đình bé đang phải gánh những chi phí y tế trong hiện tại và cả tương lai.

Khi cho trẻ nuôi thú cưng cần phải vô cùng lưu ý

Khi cho trẻ nuôi thú cưng cần phải vô cùng lưu ý

Trong khi đó, cô Michelle Brannan - chủ con chó, được cho là đã khẳng định con chó của mình thuộc giống chó "hỗ trợ trấn an tâm lý". Người ta dùng chúng trong việc giúp những hành khách đi máy bay bị căng thẳng, lo lắng trở nên dễ chịu, bình tâm hơn. Trên thực tế, Brannan không nhốt con chó trong cũi trong lúc chờ lên máy bay.

Mẹ bé Gabriella cho rằng, lẽ ra cô Brannan nên biết rằng con chó của mình có "biểu hiện hành vi hiếu chiến, đáng sợ và sở hữu khuynh hướng bạo lực" cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho những thành viên trong cộng đồng.

Theo cô Mirna, sân bay và hãng hàng không đã không làm tròn trách nhiệm bảo vệ con gái cô khi cho phép Brennan đưa chó cưng tới mà không cho vào cũi.

Người phát ngôn của cảng hàng không cho biết, các quan chức có thể đề nghị một hành khách di chuyển cùng một con chó nếu đó là giống chó được huấn luyện để hỗ trợ và nếu con chó thực sự đang làm công tác hỗ trợ đó. "Hành khách chỉ cần trả lời những câu hỏi này và chúng tôi được yêu cầu chấp nhận câu trả lời".

Chú chó đã cắn lại chủ nhân của mình

Chú chó đã cắn lại chủ nhân của mình

Người phát ngôn cũng cho biết thêm, những loài động vật hỗ trợ trấn an tâm lý phải được cho vào cũi trong lúc di chuyển qua sân bay hoặc phải được buộc dây xích nếu nó quá lớn.

Hãng hàng không đã ghi rõ trên trang web của mình: "Chúng tôi chào đón những động vật phụ việc được huấn luyện và động vật giúp trấn an tâm lý". Quy định của hãng không yêu cầu động vật hỗ trợ trấn an tâm lý phải được cho vào cũi nhưng nhấn mạnh, chúng phải được buộc dây và được chủ nhân giám sát chặt chẽ.

Các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên chú ý khi nuôi thú cưng trong gia đình như sau:

Chăm sóc sức khỏe cho thú cưng

Giữ cho vật nuôi sạch sẽ, khỏe mạnh là một trong những cách giúp bạn hạn chế những nguy cơ lây lan bệnh từ thú cưng. Tắm rửa cho thú cưng thường xuyên hàng tuần thôi chưa đủ, bạn còn cần cắt bỏ bớt những túm lông quá dài, quét lê xuống đất, gây bẩn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, mỗi tháng nên cho thú cưng đến các cửa hàng chăm sóc vật nuôi để chúng được cắt giũa móng chân… vừa giữ vệ sinh, vừa làm giảm nguy cơ gây hại của chúng đối với bạn khi cho ăn hay vui chơi.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi

Bạn cũng đừng quên lịch chăm sóc sức khỏe định kỳ cho vật nuôi như: tẩy giun sán khoảng sáu tháng/lần, tiêm ngừa bệnh và kiểm tra sức khỏe thường xuyên ở các phòng khám thú y. Khi vật nuôi bị ốm, không nên tiếp xúc trực tiếp bằng tay với chúng để tránh lây lan dịch bệnh.

Cẩn trọng trong chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của vật nuôi là một phần quan trọng để đảm bảo sức khỏe, và giảm nguy cơ gây hại ở vật nuôi. Nếu không muốn cho chúng ăn các loại thức ăn dành riêng cho động vật, bạn có thể cho ăn theo chế độ của gia đình, nhưng cần cho ăn đồ ăn chín.

Chăm sóc tinh thần cho thú cưng

Chó, mèo, hay bất kỳ vật nuôi nào cũng thích sống trong môi trường tự do, thoải mái. Nếu nuôi nhốt trong nhà nhiều, đặc biệt là trong những chiếc lồng chật hẹp, chúng sẽ dễ nổi cáu và có thể cào, cắn người xung quanh.

Cho đi dạo hàng ngày tự do vận động

Để khắc phục hiện tượng này, hàng ngày, bạn nên dành thời gian cho vật nuôi đi dạo, vuốt ve và trò chuyện với chúng. Nên đeo rọ mõm cho vật nuôi khi đi ra ngoài để bảo vệ cho những người xung quanh, đặc biệt là các em nhỏ.

Đừng để thú nuôi nổi cáu khiến chúng cắn lại bé nhà bạn

Đừng để thú nuôi nổi cáu khiến chúng cắn lại bé nhà bạn

Đừng để thú cưng nổi giận

Dù vật nuôi hiền đến mấy, chúng cũng có những khoảnh khắc dễ nổi giận và quay lại tấn công những người xung quanh. Bạn nên lưu ý và nhắc nhở người thân, các em nhỏ không nên chọc giận hay đến gần vật nuôi trong một số trường hợp cụ thể sau: khi vật nuôi đang nằm ngủ hay đang ăn, khi chúng bị bệnh, đang nuôi con nhỏ. Đến gần hay trêu đùa vật nuôi trong những lúc này sẽ dễ bị chúng tấn công.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc