Đó là chia sẻ thẳng thắn của nhà văn trẻ Tâm Phan ngay sau khi trò chơi "Em yêu anh" gây sốt trong hầu hết chị em phụ nữ. Theo nữ nhà văn này 3 từ "Em yêu anh" hay "Anh yêu em" nên được nói từ cảm xúc chân thật của mỗi người...
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện xoay quanh chủ đề này với nữ nhà văn mạnh mẽ và cá tính.
Nhà văn Tâm Phan. |
Chị thẳng thừng đi, đàn ông nước ngoài nói "Anh yêu em" cũng chỉ là câu đãi bôi, sự thật thì kết hôn rồi nói câu ấy bằng thừa?
Hoàn toàn ngược lại. Khi yêu, rất khó để cạy miệng đàn ông Tây 1 lời “I love you”. Đối với họ nói “I love you” giống như 1 cam kết vô cùng nghiêm túc, cho nên họ rất thận trọng tránh không nói lời yêu khi chưa chắc có ý định lâu dài.
Ngược lại, khi đã nói lời yêu và cưới nhau rồi họ lại rất hào phóng nói “I love you”. Tôi đã chung sống với chồng tôi 13 năm nay và chúng tôi nói lời yêu hàng ngày như là một thói quen. Khi tạm biệt nhau để đi làm hay kết thúc một cuộc điện thoại, chúng tôi thường chào nhau bằng "love you".
Thế hóa ra, đàn ông Việt Nam nói "Anh yêu em" khi đang yêu, chỉ là đãi bôi? Hay, họ đang có "âm mưu" điều gì phía sau: Có thể là sẽ ném người đàn bà lên chiếc giường êm ái?
Tôi nghĩ đàn ông Việt Nam khá dễ dãi khi nói "anh yêu em" vì họ hầu như chẳng có trách nhiệm gì với câu nói đó. Nói "anh yêu em" vừa không mất gì mà lại được lòng người con gái. Phụ nữ Việt Nam thì khá cả tin và khờ khạo, cứ thấy người ta nói yêu là cho tất, cả trinh tiết lẫn cuộc đời. Tôi nghĩ đó là một sự dại dột.
Chị nói thế vì chị là phụ nữ, mà phụ nữ thường ít "nhẹ tay" khi đánh giá về người cùng giới?
Không. Bởi vì chính tôi cũng đã từng như thế! Bởi vì chính tôi cũng là phụ nữ Việt Nam, cũng từng nhẹ dạ và cả tin như thế.
Chị… không hề thấy đàn ông họ thông minh nên cái “mưu mô nho nhỏ” kia cũng đầy sức hấp dẫn hay sao?
Nếu đấy là mưu mô của đàn ông thì đó quả là một mưu mô độc ác. Tôi chẳng thấy có gì hấp dẫn mà ngược lại, tôi thấy nó khá khốn nạn, không khác gì lừa đảo. Bởi hậu quả là hại đời con gái người ta, sử dụng họ như một món đồ chơi, chán thì vứt. Nếu nghiêm túc, họ đã phải rất cẩn trọng khi nói lời yêu và có trách nhiệm với lời nói của mình.
Chị nói vậy khiến tôi hơi nản về đàn ông Việt. Trả lẽ, họ… tệ đến vậy?
Tôi không nghĩ họ cố tình tệ đến thế!
Họ chỉ không ý thức rằng lời nói và hành động của mình có thể làm hại đời một người con gái. Đối với họ, đó chỉ là một sự trao đổi công bằng: tôi nói yêu cô ấy, cô ấy cũng yêu tôi, và chúng tôi lên giường.
Nhà văn Tâm Phan hạnh phúc bên chồng Tây. |
Tuy nhiên, với người con gái, mọi sự nghiêm túc hơn nhiều, đó không phải chỉ là sự trao đổi tình yêu mà còn là hiến dâng cả cuộc đời, trao trọn niềm tin. Đàn ông Việt có lẽ không biết hoặc không cần biết điều này, họ chỉ cần có được cái họ muốn là xong. Nói đúng hơn, phần lớn đàn ông Việt “tồi tệ” một cách ngây thơ và vô tội.
Ô! Thế hóa ra: Đàn bà chúng tôi lại thiếu hiểu biết/ đàn bà chúng tôi ngây thơ, cả tin/ đàn bà chúng tôi hay “làm quá vấn đề”, hay hình tượng hóa tình yêu, tuyệt vời hóa đàn ông?
Thực ra thì đàn ông không bao giờ hiểu hết đàn bà và ngược lại. Đó là 2 Thế giới khác nhau (đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim). Đàn bà ở đâu cũng vậy, luôn lý tưởng hóa tình yêu, cho rằng tình yêu là vĩnh cửu.
Đàn ông phương Tây, về mặt tâm lý, cơ bản cũng giống như đàn ông Việt Nam. Tuy nhiên họ được dạy về trách nhiệm trong lời nói và hành động của mình. Luật pháp phương Tây cũng khá chặt chẽ khiến họ càng ý thức mạnh mẽ hơn bởi vì lời nói và hành động của họ không chỉ có thể làm hại người phụ nữ mà còn làm hại chính bản thân người đàn ông.
Đàn bà bỏ chồng: Lúc nào cũng "khát"? Không ít lần tôi bắt gặp những ánh mắt, thái độ "rẻ rúng" đàn bà bỏ chồng. Tôi cứ bị ám ảnh, có phải vì sau cái chênh chao bỏ chồng, các chị đang làm giảm giá trị của mình? |
Ví dụ: nếu nói yêu và lên giường với người đàn bà ấy, sau đó cô ta có bầu. Cô ta hoàn toàn có quyền sinh đứa bé và bắt "tác giả" phải chu cấp tiền nuôi hai mẹ con cô ta cho đến khi đứa bé 18 tuổi. Điều này không khác gì án tù 18 năm và đây chính là điều đàn ông phương Tây vô cùng sợ hãi. Bởi vậy họ vô cùng cẩn trọng với lời yêu. Ở Việt Nam thì ngược lại, việc bảo vệ người phụ nữ và những đứa con ngoài giá thú còn khá nhiều kẽ hở, cho nên đàn ông Việt Nam thoải mái nói yêu và làm bừa. Bởi hậu quả (nếu có) đều do người phụ nữ gánh chịu. Đàn ông Việt Nam không phải mang trách nhiệm gì.
Chị có thấy hôn nhân của những người trẻ tội nghiệp không? Đến câu nói “Em yêu anh” cũng phải lôi ra như một phép thử?
Thực ra Tình yêu phải xuất phát từ trái tim và lòng trung thực. Nghĩa là, đã yêu nhau và thậm chí đã kết hôn thì tình yêu phải là điều chắc chắn. Tại sao lại phải "thử" nhau? Khi đã "thử" thì có lẽ không còn tin nhau nữa rồi. Tôi thấy việc này khá đáng buồn chứ không phải "phép thử thú vị" gì.
Vậy là phép thử “em yêu anh” ấy cũng cho ta nhận ra được ối vấn đề rồi nhỉ!
Gia đình nhỏ của nhà văn Tâm Phan. |
Đúng. Nếu đàn ông luôn trân trọng tình yêu của vợ thì họ đã đáp lại "anh yêu em" một cách tự nhiên. "Anh yêu em" đâu phải là "mồi nhử" để lên giường? Đó phải là câu nói diễn tả cảm xúc thật của mỗi người. Nhất là khi đã lấy nhau, gắn bó cuộc đời với nhau. Bởi ngoài người đó ra ta còn "anh yêu em" với ai khác nữa?
Hãy bỏ tay ra khỏi mông tôi! Với những người trí thức, ta cư xử trí thức. Nhưng với những kẻ lưu manh, ta vẫn cư xử trí thức, thì đó mới đúng là bi kịch đấy bạn ạ! |