Nữ sinh văng tục, chửi người thân: ai mới là người "mất dạy"?

08:58, Thứ tư 26/08/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh quàng khăn đỏ không ngừng văng tục, chửi rủa người lớn trong nhà khiến nhiều người phẫn nộ.

Ngay khi được chia sẻ, đoạn video đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Cô bé mặc đồng phục học sinh, đeo khăn quảng đỏ không ngừng văng tục, lăng mạ và có những hành động xấc xược với một người phụ nữ đáng tuổi mẹ mình đã bị cư dân mạng chỉ trích thậm tệ. Tuy nhiên, đem hành vi lệch lạc của "người chửi" đối chiếu với thái độ của "người bị chửi" và "người xem chửi”, thật khó để xác định ai mới là người 'mất dạy' nhất trong đoạn băng trên.

Theo đó, người bị chửi là người được cư dân mạng bênh vực nhiều nhất, với lý lẽ "phải tôn trọng người lớn tuổi” (dù họ sai). Do khác biệt tiếng nói vùng miền, nhiều cư dân mạng đã lầm tưởng người phụ nữ trong clip là mẹ của nữ sinh này. Họ vô cùng tức giận vì hành vi của cô bé đi ngược với truyền thống hiếu thảo, trọng tình trọng nghĩa của người Việt, nhất là khi lễ Vu Lan đang cận kề.

Mô tả ảnh.
Nữ sinh quàng khăn đỏ không ngừng văng tục, chửi người thân.

Nhận xét nhiều nhất dành cho cô bé, cứ lặp đi lặp lại ở phần bình luận là hai chữ “mất dạy”, với nghĩa cơ bản là “hư đốn, thiếu giáo dục”. Thậm chí, một số người còn đề xuất áp dụng những hình phạt dã man như lột đồ, trói, xích cổ, vả gãy răng, bỏ đói hoặc chỉ cho ăn muối, thả trôi sông… với hi vọng “biến trẻ hư thành ngoan”.

Độ "ngoan", lễ phép giữa những đứa trẻ cùng tuổi có sự khác nhau là do tùy thuộc vào sự quan tâm của người lớn nhiều hay ít; mức độ ảnh hưởng của môi trường, điều kiện sống tới nội tâm trẻ lớn hay nhỏ v.v. Con đường ghi nhận quá trình trưởng thành của một con người không hề bằng phẳng, êm đềm mà có muôn vàn chướng ngại vật. Chướng ngại vật đó có thể biến một đứa trẻ hư thành một đứa trẻ ngoan và ngược lại.

Ngay cả người trưởng thành cũng luôn luôn phải đối mặt với những chướng ngại. Thế nên mới có một đạo luật mang tên Đặc xá, để những người lầm lỡ có cơ hội sửa sai, làm lại cuộc đời.

Nhưng chắc chắn đòn roi hay những hình phạt vô nhân đạo kể trên không phải là chiếc đũa thần biến những đứa trẻ hư thành ngoan. Có ai nhận thấy “người bị chửi” chỉ nằm võng đung đưa, chỉ buông những lời khó nghe, tục tĩu? Có ai nghe thấy tiếng cười khúc khích của những người chứng kiến vụ việc? Có ai nghe ra lời khuyên lạ đời: “Thôi mày đi học đi rồi...tối về quậy bả (bà ấy)” của một người lớn khác trong nhà?

Người ta chỉ thản nhiên cười đùa trước một việc xấu khi và chỉ khi cảnh tượng đó diễn ra thường xuyên, hoặc chính bản thân họ cũng không ý thức được chuyện xấu.

Nhân chi sơ, tính bản thiện. Hàng trăm dòng sông lớn nhỏ đổ ra biển mỗi ngày cũng không thể biến đại dương xanh thành một vùng nước ngọt. Bởi vị mặn của đại dương không chỉ do muối tạo thành...

Vậy nên về câu hỏi mở đầu bài viết, xin để cho bạn đọc tự ngẫm câu trả lời.

Giáo dục và "thói chửi" đặc "Chí Phèo"!
Những lời chỉ trích, có làm nền giáo dục này đang "thối nát" trở lên "thơm phức" không?
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: trang.nt