Hãy thận trọng với ác nghiệp
Điều này rất dễ thấy thông qua tính chất quan hệ nhân quả trong Phật giáo. Ác khẩu, ác ngữ là lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa,… là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp.
Đương nhiên, nói nặng lời, hoặc lớn tiếng trong chừng mực nào đó không phải là ác ngữ, nhất là trong quá trình giáo dục con cái của cha mẹ, giáo huấn học trò của thầy cô.
Làm điều thiện để tránh quả báo về sau |
Trong kinh Phật có bài học đạo lý rằng: Có người nghe Đức Phật rất từ bi, rất có đạo hạnh, nên cố ý đến mắng nhiếc Đức Phật. Nhưng khi chửi mắng, Đức Phật đều lặng thinh, chẳng đáp.
Khi người ấy mắng nhiếc xong, Phật hỏi: "Ông đem lễ vật tặng người khác, người ấy không nhận thì lễ vật ấy
cuối cùng sẽ thuộc về ai?" Người ấy đáp rằng, lễ vật vẫn là của ông ta.
Đức Phật liền nói "Nay ông mắng nhiếc ta, nhưng ta không nhận, ông tự mang vào thân ông vậy. Cũng giống như âm vang là do nương theo tiếng mà có, như bóng do hình mà thành, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ nói lời mắng nhiếc, ác ngữ!”
Theo đạo lý nhân quả trong Phật giáo, thì một việc làm, một lời nói, một ý niệm suy nghĩ của thân, miệng, ý dù đó là thiện hay bất thiện đều đưa đến kết quả nhất định của nó. Có những hành vi, lời nói, suy nghĩ được lập đi lập lại nhiều lần thì kết quả hiện hành rõ ràng hơn, chi phối mạnh mẽ hơn trong đời sống thường ngày của cá nhân đó.
Cho nên, có câu sách tấn rằng "Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó", hay "Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả", tức là người trí, người giác ngộ thì làm việc gì, nói lời gì, nghĩ điều gì luôn luôn cẩn trọng, cân nhắc đến hậu quả của nó. Còn người mê thì cứ làm, cứ nói, cứ hành xử theo cảm tính, theo suy nghĩ cá nhân của mình cho thỏa dạ hả lòng, khi hậu quả đến thì lo âu sợ hải.
Suy nghĩ ác cũng thàng quả báo?
Người đời thường có suy nghĩ rằng, ý nghĩ không trực tiếp làm hại đến ai, chỉ hành vi và lời nói mới làm tổn hại người khác, cho nên, ý nghĩ cơ bản không gây ra tội nghiệp gì nặng. Nhưng kỳ thực, có đúng như vậy không? Hãy cùng đọc câu chuyện cổ dưới đây để có câu trả lời.
Một lần, vị sư trụ trì nhà chùa kể với các đệ tử của ngài và một người dân thường rằng, trong giấc mộng của mình, ông đã gặp một cô gái vì dùng những lời lẽ cay nghiệt phỉ báng túc duyên nên đã bị rơi xuống địa ngục chịu tội.
Người dân thường kia nghe xong sợ hãi lập tức quỳ gối trước mặt vịa sư trụ trì hỏi: “Xin hỏi ngài, cô gái này bị đày xuống nơi nào của địa ngục?”
Vị sư trụ trì trả lời: “Vị nữ nhân này bị đày xuống nơi có tên là “A tị địa ngục”!”
Từ hành động đến suy nghĩ hãy nên là điều tốt |
Người dân thường lại hỏi: “Cô gái này không giết người, không trộm cắp, chỉ nói xằng bậy, nói lời phỉ báng mà bị đọa vào “A tị địa ngục” sao?”
Vị sư trụ trì giải thích: “Điều này là bởi đạo lý rằng, hành vi do “thân, khẩu, ý” gây ra đều là tạo thành tội nghiệp, tùy theo nặng nhẹ đến đâu mà phải chịu tội nặng nhẹ”.
Vị sư trụ trì lại nói tiếp: “Ý nghiệp thường bị mọi người bỏ quên, nhưng kỳ thực nó lại tạo thành tội nghiệp rất nặng”.
Người dân thường ngạc nhiên hỏi: “Vì sao lại thế? Người ta mới chỉ là suy nghĩ, đâu đã làm tổn hại đến ai?”
Vị sư trụ trì giải thích rằng: “Hành vi là biểu hiện ra ngoài thân thể, mọi người đều rõ ràng nhìn thấy được. Khẩu nghiệp là nói lời gây nghiệp. Khi lời nói ra, thì mọi người đều có thể nghe thấy được. Hai loại nghiệp này, người thế gian đều có thể nhìn thấy và nghe thấy được. Còn ý nghiệp khởi nên trong suy nghĩ của một người, không ai có thể nhìn thấy và nghe thấy. Đủ mọi hoạt động trong nội tâm và suy nghĩ thiện ác đều bị trói buộc bởi ý niệm này!”
Người dân thường hỏi: “Nếu như ý niệm đã không thể nhìn thấy, thì nó sao có thể trói buộc được mọi hành vi của con người?”
Vị sư trụ trì trả lời: “Ví như một người nam hoặc một người nữ, một khi đã dự tính đi làm các việc sát sinh, trộm cướp, dâm loạn thì trước tiên sẽ phải trải qua quá trình suy nghĩ, đặt kế hoạch, mưu kế, tính toán, lựa chọn đối tượng, nơi chốn và thời gian để hành động. Cho nên, một người muốn làm bất kỳ việc gì thì trước tiên họ đều suy nghĩ trong đầu rồi sau đó mới hành động. Cho nên, ý nghĩ mới là nguồn gốc của hành động chứ không phải hành vi của thân thể hay lời nói”.
Các đệ tử và người dân thường nghe xong, vị sư trụ trì lại nói: “Một khi ý niệm không khởi thì lời sẽ không nói ra, thân thể cũng không thể đơn độc hành động. Cho nên mới nói thân nghiệp và khẩu nghiệp đều bị quyết định bởi ý niệm”.
Khi suy nghĩ trong ý niệm chín muồi thì thân thể và lời nói mới hành động. Nếu như trên hành vi của thân thể và lời nói ra có điều đáng hổ thẹn thì tức là trong suy nghĩ của người đó không có sự hổ thẹn. Trước tiên cần phải có sự hổ thẹn từ trong suy nghĩ thì trên thân thể và lời nói mới không có điều đáng xấu hổ. Hành vi thân thể và lời nói của mỗi người đều không tách rời khỏi ý niệm của người đó, đồng thời cũng không đơn độc hành động!
Muốn trở thành một người tốt, tích được đức, không tạo nghiệp mà tổn phúc đức thì trước tiên phải bắt đầu từ những suy nghĩ từ bi lương thiện, và tốt đẹp ngay từ bây giờ nhé!
Quan điểm của Phật về việc đi chùa cầu bình an, tu tâm dưỡng tính (Xi nhan) - (Phunutoday) - Mọi khổ đau của chúng sinh do si mê tạo nên, muốn giải thoát khổ đau là phải giác ngộ và tu nghiệp đạo. |
Muốn cả đời suôn sẻ hãy khắc cốt ghi tâm những điều sau (Xi nhan) - (Phunutoday) - Mỗi câu nói của người xưa đều là những kinh nghiệm được đúc kết ra từ các hiện tượng, sự việc thật xảy ra trong một thời gian lâu dài. |
Bốn nỗi khổ lớn của một đời người và cách để thay đổi (Xi nhan) - (Phunutoday) - Cuộc đời ai cũng có nỗi khổ riêng, vậy làm thế nào để thoát khỏi nỗi đau lớn nhất của một đời người. |
Muốn hôn nhân hạnh phúc, đừng yêu cầu quá cao với nửa kia (Xi nhan) - (Phunutoday) - Con người, đối với bạn đời của mình, thường đặt ra những yêu cầu này khác sao cho hợp với hình mẫu lý tưởng của bản thân. |