Xót lòng bố mẹ xích con để mưu sinh ở Trung Quốc

06:46, Thứ năm 02/05/2013

( PHUNUTODAY ) - Hình ảnh những đứa bé la hét, quanh quẩn trong không gian chật hẹp và cố kéo sợi dây để tiến lại chơi với nhau khiến không ít người phải xót thương nhưng nó lại là hình ảnh quá quen thuộc với những người nơi đây.

Hình ảnh những đứa bé la hét, quanh quẩn trong không gian chật hẹp và cố kéo sợi dây để tiến lại chơi với nhau khiến không ít người phải xót thương nhưng nó lại là hình ảnh quá quen thuộc với những người nơi đây.

Chuyện những bậc làm cha mẹ xích con ở nhà để đi làm không phải là hiếm ở Trung Quốc. Theo như tờ New Express Daily tại Quảng Đông đã đưa tin cùng một bức hình vợ chồng công nhân nhập cư xích hai đứa con vào tường tại một công trình xây dựng như một cách giải quyết tốt nhất để tránh con đi lạc hay bị bắt cóc.
Chuyện những bậc làm cha mẹ xích con ở nhà để đi làm không phải là hiếm ở Trung Quốc. Theo như tờ New Express Daily tại Quảng Đông đã đưa tin cùng một bức hình vợ chồng công nhân nhập cư xích hai đứa con vào tường tại một công trình xây dựng như một cách giải quyết tốt nhất để tránh con đi lạc hay bị bắt cóc.

 

Theo những ước tính thì Trung Quốc hiện nay có khoảng 110 triệu lao động nhập cư ở trong độ tuổi từ 16 tới 40. Tuy nhiên, không có một nhà trẻ nào miễn phí cho con cái của họ và cách giải quyết tốt nhất của những cặp cha mẹ này chính là xích con vào tường, song cửa bằng các sợ cao su.
Theo những ước tính thì Trung Quốc hiện nay có khoảng 110 triệu lao động nhập cư ở trong độ tuổi từ 16 tới 40. Tuy nhiên, không có một nhà trẻ nào miễn phí cho con cái của họ và cách giải quyết tốt nhất của những cặp cha mẹ này chính là xích con vào tường, song cửa bằng các sợ cao su.

 

Hình ảnh những đứa bé la hét, quanh quẩn trong không gian chật hẹp và cố kéo sợi dây để tiến lại chơi với nhau khiến không ít người phải xót thương nhưng nó lại là hình ảnh quá quen thuộc với những người nơi đây.
Hình ảnh những đứa bé la hét, quanh quẩn trong không gian chật hẹp và cố kéo sợi dây để tiến lại chơi với nhau khiến không ít người phải xót thương nhưng nó lại là hình ảnh quá quen thuộc với những người nơi đây.

 

Theo chia sẻ của người bố xích con thì anh đang làm thợ hồ. Cặp vợ chồng này quê ở Hồ Nam. Hai vợ chồng đem hai đứa con đến Quảng Đông để lập nghiệp nhưng cuộc sống quá thiếu thốn, nghề nghiệp vất vả khiến họ không có điều kiện để chăm sóc tốt cho con cái của mình.
Theo chia sẻ của người bố xích con thì anh đang làm thợ hồ. Cặp vợ chồng này quê ở Hồ Nam. Hai vợ chồng đem hai đứa con đến Quảng Đông để lập nghiệp nhưng cuộc sống quá thiếu thốn, nghề nghiệp vất vả khiến họ không có điều kiện để chăm sóc tốt cho con cái của mình.

 

Không có tiền thuê người trông con hay đưa con tới công trường cũng không được nên họ đành phải xích chúng lại. Đây là sự lựa chọn cuối cùng của họ và mong ước của họ chỉ là những đứa con lớn thật nhanh mà thôi.
Không có tiền thuê người trông con hay đưa con tới công trường cũng không được nên họ đành phải xích chúng lại. Đây là sự lựa chọn cuối cùng của họ và mong ước của họ chỉ là những đứa con lớn thật nhanh mà thôi.

 

Những hành vi như trên là vi phạm pháp luật nhưng khi hỏi người dân khu vực xung quanh về việc những đứa trẻ bị xích của cặp vợ chồng nọ thì đa phần người dân đều thông cảm với hai vợ chồng trên do hoàn cảnh mà phải làm như vậy chứ bố mẹ nào chả thương con.
Những hành vi như trên là vi phạm pháp luật nhưng khi hỏi người dân khu vực xung quanh về việc những đứa trẻ bị xích của cặp vợ chồng nọ thì đa phần người dân đều thông cảm với hai vợ chồng trên do hoàn cảnh mà phải làm như vậy chứ bố mẹ nào chả thương con.

 

Tờ báo địa phương cũng nêu ra các khả năng giúp đỡ cặp vợ chồng trên như cầu tới các tổ chức tình nguyện, các trung tâm xã hội nhưng việc dậy dỗ và chăm sóc con cái của lao động nhập cư không phải là vấn đề dễ giải quyết.
Tờ báo địa phương cũng nêu ra các khả năng giúp đỡ cặp vợ chồng trên như cầu tới các tổ chức tình nguyện, các trung tâm xã hội nhưng việc dậy dỗ và chăm sóc con cái của lao động nhập cư không phải là vấn đề dễ giải quyết.

 

Những công nhân này không có hộ khẩu ở thành phố nên con em của họ cũng không được học ở các trường công hay được tiếp cận các dịch vụ công ích. Gần đây, chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa một chuỗi nhà trẻ cho con cái các lao động nhập cư vì không được cấp giấy phép.
Những công nhân này không có hộ khẩu ở thành phố nên con em của họ cũng không được học ở các trường công hay được tiếp cận các dịch vụ công ích. Gần đây, chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa một chuỗi nhà trẻ cho con cái các lao động nhập cư vì không được cấp giấy phép.

 

Và những đứa trẻ lại tiếp tục bị trói lại ở một góc nào đó gần công trường - nơi bố mẹ chúng đang nặng nhọc vất vả mưu sinh. Bởi có như thế, chúng mới được an toàn trước bọn trộm cắp hoặc buôn người. Có điều lạ là mặc dù bị trói, nhưng chúng vẫn ngoan ngoãn, tự nô đùa với nhau, kiên nhẫn đợi bố mẹ mình kết thúc ngày làm việc, cùng về sum họp bên mâm cơm, bên manh chiếu ngủ trong tiếng ru à ơi của mẹ...
Và những đứa trẻ lại tiếp tục bị trói lại ở một góc nào đó gần công trường - nơi bố mẹ chúng đang nặng nhọc vất vả mưu sinh. Bởi có như thế, chúng mới được an toàn trước bọn trộm cắp hoặc buôn người. Có điều lạ là mặc dù bị trói, nhưng chúng vẫn ngoan ngoãn, tự nô đùa với nhau, kiên nhẫn đợi bố mẹ mình kết thúc ngày làm việc, cùng về sum họp bên mâm cơm, bên manh chiếu ngủ trong tiếng ru à ơi của mẹ...

 

“Vợ tôi đã khóc rất nhiều lần khi buộc phải xích con. Nhưng chúng tôi thực sự không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi chỉ hy vọng những đứa con của mình lớn thật nhanh” là những lời chia sẻ của ông bố phải xích con mình vì cuộc sống mưu sinh.
“Vợ tôi đã khóc rất nhiều lần khi buộc phải xích con. Nhưng chúng tôi thực sự không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi chỉ hy vọng những đứa con của mình lớn thật nhanh” là những lời chia sẻ của ông bố phải xích con mình vì cuộc sống mưu sinh.
  • Phạm Hải (TH)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc