Khai xuân “chuyện ấy” nên hay không? (Kỳ 1)

( PHUNUTODAY ) - Tuy nhiên, theo sách Tố Nữ (sách về tình dục của phương Đông cổ đại) thì điều cấm kỵ đầu tiên về thực hành tình dục lại là không được giao hợp vào ngày đầu tháng âm lịch (thượng ngươn), giữa tháng (lúc trăng tròn) và cuối tháng.

(Phunutoday) - Có nhiều ý kiến trái ngược của các chuyên gia tình dục học về chuyện vợ chồng có nên ân ái những thời khắc Giao thừa hay chuyển giao giữa hai năm mới - cũ. Có ý kiến cho rằng, “chuyện ấy” đầu năm là điều tối kỵ vì cơ thể trải qua bao lo lắng cho Tết nên sẽ gây mệt mỏi cho cả hai. Nhưng lại có chuyên gia cho rằng, khi thời khắc chuyển giao giữa hai năm khiến cơ thể như lấy lại tinh khí và thắm nồng tình cảm vợ chồng.

[links()]

Khi chính ý kiến chuyên gia tình dục học còn hai chiều, thì các bà vợ cũng áp dụng theo hai cách. Tức là có người nồng nhiệt đáp ứng “chuyện ấy” với chồng, còn có người ra sức kiêng kị, tẩy chay chồng trong những ngày đầu năm mới!

Sách Tố Nữ còn khuyên không giao hợp khi đã quá no hay đang cơn say - khi đã mất sức vì mệt nhọc. (Ảnh minh họa)
Sách Tố Nữ còn khuyên không giao hợp khi đã quá no hay đang cơn say - khi đã mất sức vì mệt nhọc. (Ảnh minh họa)

Cấm tiệt ba ngày Tết

“Thôi anh, vậy đủ rồi! Đã cai được mấy ngày Tết thì thêm nốt ngày hôm nay nữa cho linh nghiệm. Nếu mình mà tiến thêm một bước nữa là xôi hỏng bỏng không đấy”. Duy vòng tay ôm eo vợ thì Hương lảng tránh. Cô gạt mạnh tay chồng, giọng cương quyết:

“Đừng có động vào em!”. Trước thái độ gay gắt của vợ, Duy thộn mặt ra khổ sở. Hương giải thích với chồng rằng nếu như không kiêng kỵ trong mấy ngày đầu năm thì dễ xui xẻo lắm. Thế là hết ngày nọ đến ngày kia, “bài thuốc” tình yêu của vợ cứ ẩn lại hiện. Mới đầu năm mà Duy đã thấy “xui” trong chuyện chăn gối rồi chứ nói gì đến “hên” nữa. Cứ theo cái đà này thì có mà lục đục và kiêng cả năm.

Hương còn cẩn thận hơn khi “kiêng” luôn chuyện ấy vào ngày lẻ, ngày mùng Một và ngày Rằm vì theo cô thì những ngày đó là trăng tròn, trăng khuyết gì đó, rất nguy hiểm. Như vậy thì tất nhiên là ba ngày Tết càng phải “cấm tiệt”.

Hương đi hỏi thăm kinh nghiệm của một số người bạn và về nhà ứng dụng một cách triệt để. Hương quy định là Tết nhất hai vợ chồng sẽ “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, tránh động chạm vào người nhau thì cả năm làm ăn mới suôn sẻ được. Duy cứ đau đầu kêu vợ dở hơi, còn Hương vẫn một mực hứa hẹn: “Chịu khó kiêng đi anh, sau dịp Tết là em chiều”.

Đêm 30 coi như thất bại, đêm mùng Một cũng không ăn thua. Nhưng đến đêm mùng 2 thì Duy dùng chiến thuật lân la, mon men nhè nhẹ bằng những câu chuyện cười, rồi chuyển sang tình yêu nồng cháy để vợ tạm quên đi mấy cái trò “cai” tình chết tiệt, điên khùng kia đi.

Khi chiếc áo của vợ đã bị bàn tay Duy từ từ cởi gần hết cúc, cảm hứng bay bổng, êm ái mãi tận đẩu đâu, Duy mừng thầm vì “quả” này anh chắc thắng. Bất thình lình, cảm hứng của Duy bị tụt xuống dốc khi Hương hét lên: “Ấy, anh quên mất nay là ngày lẻ hay sao?”. Thế là Duy tiu nghỉu, giơ tay “xin hàng”.

Mặt Duy méo xệch khi cái cảm hứng muốn được “yêu” vợ không chờ được đến ngày mai, huống hồ là sau mấy ngày nữa. Đến mùng 3 Tết thì Duy thấy bức bối thực sự. Vợ thì lúc nào cũng quyến rũ với cái áo voan mỏng màu tím, người thì cứ ngất ngây mùi nước hoa, Duy càng tức điên hơn khi bị từ chối.

Cứ như vậy, mùng 3 cũng chả “làm ăn” được gì, Duy không sao đi vào giấc ngủ được. Anh bảo có thêm chút rượu mà thiếu men tình thì xem như về “mo”. Nhưng đúng là “lệnh ông không bằng cồng bà”, lúc này chuyện chăn gối đã không còn là chuyện anh muốn hay không nữa mà y án theo ý vợ và cấm có làm “liều”.

Đêm mùng 4 đến hơi chậm chạp so với mong muốn của người đàn ông “xa” vợ như Duy. Không còn kiêng kỵ gì nữa, mới 8 rưỡi, khi cơm nước xong xuôi, con bé chích bông đã ngủ, anh nhảy tót lên giường chờ “yêu” vợ.

Đêm nay anh quyết phải đòi hỏi vợ cho bõ những ngày thiếu thốn, anh cũng muốn xem vợ đền bù như thế nào, có thấm tháp vào đâu không? Khi “đâu đã vào đấy”, mặt Duy nở nụ cười đầu xuân thì lại phải “ăn” thêm một cục tức nữa khi vợ phũ phàng: “Thôi anh, vậy đủ rồi. Đã cai được mấy ngày Tết thì thêm nốt ngày hôm nay nữa cho linh nghiệm. Nếu mình mà tiến thêm một bước nữa là xôi hỏng bỏng không đấy…”.
Đêm tránh cọ xát, gần gũi

Hưng đi làm về, hai mắt trố ra nhìn nhà cửa ngày Tết mà vợ anh bày biện. Tất cả mọi đồ đạc trong nhà được “đổi ngôi” tất thảy. Chưa cần để chồng hỏi gì, Nhi đã thanh minh: “Năm ngoái chỉ vì làm ăn chả đâu vào đâu nên năm nay em muốn chỉnh sửa chút cho sáng sủa hơn ấy mà”.

Vào đến phòng ngủ, Hưng càng sốc hơn vì chả còn giống mọi hôm nữa. Vị trí từng đồ vật trong nhà đang quen tay bỗng nhiên lạ lẫm. Năm nay, Nhi đang muốn có con tuổi Rồng nên cô “xoay” đồ đạc đủ kiểu để cho ra Rồng thì thôi. Chẳng biết nghe đâu, chuyện chăn gối của vợ chồng cũng trở nên xáo trộn vì con Rồng của vợ.

Ban đầu là tư thế nằm, sau là đến hướng. Nhi bảo xét theo căn nhà thì hướng tình yêu là hướng Đông Nam. Vậy nên đầu giường chuyển cái xạch theo ý vợ. Tưởng vậy là “ngon” rồi, ai dè, Nhi vẫn phải nói đi nói lại cho chồng thuộc lòng chuyện “nên” và “không nên” trong mấy ngày Tết.

Cứ tưởng vợ nói đùa cho vui, ai dè Nhi làm thật. Cô không cho chồng gần “hơi” mình và cũng không được động chạm vào người vì “có kiêng có lành”. Và vì thế cho nên những ngày Tết đối với Hưng chẳng khác nào “địa ngục”, cảm giác lúc nào cũng ức chế, nhất là khi mặt vợ vẫn tươi rói, xem chừng tỏ vẻ đắc thắng lắm.

Còn chuyện của Thắng cũng chẳng hơn gì, năm mới được vợ mua tặng một cái áo sơ mi trắng, anh đang định bụng sẽ “đáp lễ” lại vợ một đêm cho ra “trò trống”. Nhất là mùng Một lại cũng là lễ tình nhân nữa thì xem như chuyện chăn gối cả năm sẽ hết ý.

Ăn giao thừa xong, làm vài cốc bia cũng hơi “phê phê”, Thắng đảo mắt nhìn vợ: “Nhìn em lúc này càng xinh”. Nói rồi Thắng kéo cái chăn chùm lên người hai vợ chồng thì Lan xua anh như xua hủi: “Chết, em quên mất nay là ngày cần phải kiêng nhất. Còn Thanh nói đêm 30 là giây phút chuyển giao năm cũ sang năm mới nên tránh cọ xát, gần gũi anh à…”.

Thế là những giây phút ngắn ngủi, những dự định tốt đẹp cho đêm tình nhân của Thắng đã tan tành xác pháo. Đến mùng 1 Tết, Thắng đang “tưng bừng”, sướng rơn vì những ý nghĩ “độc chiêu” trong đêm nay thì Lan lại đang bận gọi điện chúc Tết bạn bè. Thắng bảo để “ban ngày ban mặt” nhưng Lan nhất định không nghe vì theo cô thì lúc trời chưa sáng lời chúc mới “chuẩn”.

Kiêng kị thời khắc năm mới

BS Đào Xuân Dũng, chuyên gia về sức khỏe tình dục cũng có cách giải thích vì sao lại không nên ân ái vào thời điểm này. Theo BS Xuân Dũng, với nhiều người, Tết truyền thống ở nước ta không đồng nghĩa với thư giãn vì còn lo chuẩn bị cho gia đình nhiều thứ.

Chúng thường làm cho người ta mất đi dục năng (libido hay ham muốn tình dục). Nếu có những cặp vợ chồng thoát ly được những stress đó thì tần suất quan hệ tình dục nhiều hơn và say đắm hơn là chuyện bình thường. Đêm giao thừa có thể là một hoàn cảnh hội tụ đủ 3 yếu tố thuận lợi cho đời sống tình dục vợ chồng:

Thiên thời (không khí thiêng liêng) - Địa lợi (gia đình và xã hội vui vẻ, náo nức) - Nhân hòa (vợ chồng yêu nhau hơn, quên đi mọi bất đồng), nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố không thuận lợi: sự mệt nhọc sau những ngày chuẩn bị đón Tết, bữa cơm tất niên quá nhiều thịt mỡ, rượu, thuốc lá dùng nhiều hơn, sau giao thừa còn xuất hành hái lộc nên càng làm tăng thêm sự mệt nhọc.

Tuy nhiên, theo sách Tố Nữ (sách về tình dục của phương Đông cổ đại) thì điều cấm kỵ đầu tiên về thực hành tình dục lại là không được giao hợp vào ngày đầu tháng âm lịch (thượng ngươn), giữa tháng (lúc trăng tròn) và cuối tháng.

Sách giải thích "Phạm vào cấm kỵ này, con cái sinh ra sẽ bị thương tổn còn người nam thì "không còn cương lên được"; trong cơ thể lúc đó bị "dục hỏa thiêu trung" nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can làm cho nước tiểu có màu đỏ hay vàng sẫm. Nhiều khi còn mang thêm di tinh".

Sách Tố Nữ còn khuyên không giao hợp khi đã quá no hay đang cơn say - khi đã mất sức vì mệt nhọc. Vậy những ai tin rằng quan hệ tình dục vào đêm giao thừa là đem lại sức khỏe và có khoái cảm hơn hãy dè chừng!

(Kỳ 2: Khai xuân “chuyện ấy” nên hay không? )

  • Thu Hải
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn