'Đứa trẻ cũng biết tác động tăng giá xăng, điện'

08:42, Chủ nhật 01/09/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tiếp đến, trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công thương vào đầu tháng 7/2013, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa lại tiếp tục khẳng định: ảnh hưởng của giá xăng trong việc tăng chỉ số CPI là rất nhỏ, không nhiều.

Ngày 31/7/2013, EVN bất ngờ tuyên bố tăng giá điện 5% bắt đầu từ ngày 1/8. Giải thích cho lần tăng giá này, lãnh đạo của EVN khẳng định, hiện nay EVN còn khoản lỗ do sản xuất kinh doanh điện từ năm 2010 – 2011, do hạn hán EVN phải phát điện với giá dầu, mua điện giá cao, dẫn đến lỗ 11.000 tỷ đồng. Năm 2012 xử lý được 3.000 tỷ đồng, nay còn lại gần 8.000 tỷ đồng.
 
Chính vì thua lỗ nên EVN phải tăng giá điện để "bù lỗ". Song Phó Tổng giám đốc Tập đoàn EVN Đinh Quang Tri vẫn không quên khẳng định: "Đối với người thu nhập thấp và người nghèo, khi giá điện tăng, các đối tượng này không bị ảnh hưởng gì".
 
Còn theo nghiên cứu của Tổ nghiên cứu thị trường (Bộ Công thương) thì việc giá xăng, giá điện tăng tiếp tục không tác động đến giá cả thị trường.

Trước đó, Liên Bộ Tài chính - Công thương đã cho phép các doanh nghiệp xăng dầu được phép tăng giá 3 lần, trong đó 2 lần vào tháng 6 (ngày 14/6 và 28/6) và một lần vào ngày 17/7, với lý do: giá xăng dầu thế giới tăng nên xăng dầu trong nước cũng phải tăng theo.
 
Và ngay sau khi quyết định tăng giá xăng dầu được chấp thuận, thì vào giữa tháng 6/2013, Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã đưa ra đánh giá: việc giá xăng tăng không tác động nhiều đến giá cả.

Tiếp đến, trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công thương vào đầu tháng 7/2013, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa lại tiếp tục khẳng định: ảnh hưởng của giá xăng trong việc tăng chỉ số CPI là rất nhỏ, không nhiều.

Giá xăng, điện, CPI tăng cũng không đáng lo ngại, không ảnh hưởng gì?


 Đến giữa tháng 7/2013, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng khẳng định thêm một lần nữa: việc tăng giá xăng ngày 17/7 chỉ góp vào mức tăng CPI tháng 8 khoảng 0,15%, là không đáng kể. Trước những phát biểu và kết quả nghiên cứu của các cơ quan chức năng khiến dư luận cảm thấy bức xúc vì chỉ cần đứa trẻ con thôi cũng biết đó là ngụy biện, là hành động xoa dịu áp lực dư luận về việc tăng giá của mình.

TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương cho rằng đánh giá như trên không thuyết phục và chính xác. Từ trước tới nay, tăng giá điện, giá xăng dầu ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Mỗi khi giá điện tăng, giá xăng tăng sẽ kéo theo các mặt hàng khác đều tăng. Chính vì thế, việc đánh giá không ảnh hưởng đến đời sống người dân là không chính xác.

Chủ nhân của công trình nghiên cứu này cho biết nghiên cứu này không có gì ghê gớm. Khoa học cũng chỉ từ thực tế. Điều mà EVN không nhìn ra thôi chứ ai cũng nhìn ra được, từ đứa trẻ cũng biết tác động của tăng giá. Chỉ tính bằng phép tính đơn giản nhất, giá điện tăng 5% thì các mặt hàng khác cũng vin vào đó tăng theo như gạo, thịt, gà. Nhưng EVN cho rằng nhà nước đã trợ giá cho giá điện nên người dân vẫn sống khỏe re, không ảnh hưởng gì nhưng trên thực tế thì con gà tăng 10 nghìn, cân gạo tăng 1 nghìn, và nhiều thứ khác tăng thì ai sẽ bù cho người nghèo. Khi giá điện, xăng dầu tăng 5%, việc tăng đồng thời như thế là chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,46%. Tuy nhiên, tính cả tác động gián tiếp, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh hơn nhiều ngay cả trong ngắn hạn (từ 2,14 - 2,53 tùy theo từng vùng), thậm chí còn tăng dần theo thòi gian khi cơ cấu và quy mô sản xuất của các ngành có điều chỉnh. Theo đó, các hộ gia đình sẽ phải chi trả nhiều hơn cho tiêu dùng.

Một phép tính đơn giản thế nhưng các doanh nghiệp lớn lại không tính ra hay cố tình không tính ra khiến dư luận đành ngậm ngùi "thôi thì giá tăng nhưng mình đã có nhà nước bù" nhưng trên thực tế an sinh phúc lợi đang teo tóp dần với giá tăng.

Trả lời vấn đề trên, ông Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả (Bộ Tài Chính) cũng cho biết kết luận đó là không thuyết phục một tý nào. EVN đang ngụy biện cho việc làm của mình, việc này không khách quan. Tuy nhiên, mình cũng không đủ bằng chứng để nói EVN cố tình được vì không có bằng chứng. Nhưng theo tôi, việc EVN đưa ra một khái quát, đánh giá như thế là thể hiện tầm nhìn phiến diện của lãnh đạo EVN.

Từ trước đến nay mỗi khi tăng giá người ta đều tìm ra một lý do để biện bạch. Tăng giá điện là vì vẫn còn bao cấp với giá điện đặc biệt với đối với hộ cận nghèo và hộ nghèo được hỗ trợ 30 nghìn đồng/tháng. Và theo như EVN, trong biên độ tăng 5% thì không cao nhưng đó là trực tiếp đối với người ta thôi còn người ta không nghĩ tác động gián tiếp của giá điện làm cho chi phí đầu vào tăng lên rất nhiều ở các ngành nghề khác nhau. Mà chi phí đầu vào tăng thì giá thành tăng, giá bán tăng nên tác động đến các mặt hàng khác tăng lên thì chắc chắn người tiêu dùng kể cả người nghèo và người giàu đều bị tác động.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc