Sự nghiệp chính trị của Đặng Tiểu Bình

( PHUNUTODAY ) - Những thăng trầm trong sự nghiệp chính trị của Đặng Tiểu Bình có liên quan rất lớn tới bố cục phong thủy của Trung Nam Hải. Tuy nhiên, việc Đặng Tiểu Bình hai lần bị đánh đổ rồi trở lại chính đàn là do bản lĩnh của ông.

Trong hơn 60 năm kể từ khi thành lập, bộ phận lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều lần. Trong số đó, những thăng trầm trong cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Đặng Tiểu Bình được người ta chú ý tới nhiều nhất.

Bởi lẽ, trong suốt cuộc đời của mình, Đặng Tiểu Bình có tới 3 lần “lên lên xuống xuống”. Vào thời Cách mạng Văn hoa và bè lũ 4 tên, Đặng Tiểu Bình hai lần bị “đánh đổ” nhưng sau đó, Đặng Tiểu Bình cũng đã lập một kỷ lục hai lần “tái nhậm chức”, ba lần gánh vác trọng trách lãnh đạo.

Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, ngoài tính cách và bản lĩnh, sự thăng trầm trong sự nghiệp chính trị của Đặng còn liên quan tới những yếu tố phong thủy của Trung Nam Hải, trụ sở của Đảng cộng sản Trung Quốc và chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa…

Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904 tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đặng có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hi Hiền.

Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào cách mạng Cộng sản tại Thượng Hải. Cha Đặng Tiểu Bình là Đặng Thiệu Xương (tự Văn Minh) và mẹ là bà Đàm thị, vợ thứ hai của Đặng Thiệu Xương.

Bà vợ đầu của Đặng Thiệu Xương không có con, bà thứ hai (Đàm Thị) sinh được một gái đầu và 3 trai gồm: Đặng Tiên Liệt, Đặng Tiểu Bình, Đặng Khẩn, Đặng Thục Bình. Mẹ đẻ Đặng Tiểu Bình mất sớm, nên sau này ông đã mời kế mẫu Hạ Bá Căn (vợ thứ tư của Đặng Thiệu Xương) từ quê lên thủ đô sống chung cùng gia đình ông.

Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904 tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904 tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Sau khi vào học trung học tại huyện nhà, Đặng Thiệu Xương đã xin cho Đặng Tiểu Bình theo học Trường dự bị cần công kiệm học Trùng Khánh để chuẩn bị xuất dương sang Pháp. Ngày 7 tháng 9 năm 1920, sau khi được Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng Khánh trực tiếp sát hạch, Hi Hiền cùng 79 bạn khác lên tàu thủy đi Marseille.

Ông đã học ở Pháp, giống như những nhà cách mạng có tiếng khác của Trung Quốc là Chu Ân Lai. Tại đây ông đã đi theo học thuyết Marx-Lenin, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1922 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1924.

Tại đây, Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình, cùng với những người đồng chí hướng nỗ lực đấu tranh đi tìm chân lý, p hát triển lực lượng. Tới năm 1925, sau khi bị chính quyền Pháp trục xuất, Đặng Tiểu Bình đã sang Nga học tại trường Đại học Phương Đông sau đó thì về nước.

Đặng Tiểu Bình về nước đúng lúc cuộc chiến tranh Bắc phạt diễn ra. Ban đầu, Đặng Tiểu Bình làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia cuộc chiến Bắc phạt do Tưởng Giới Thạch phát động.

Tuy nhiên, sau đó, vì sự phân liệt giữa phe Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản, Đặng Tiểu Bình bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ. Trong thời gian sau đó, Đặng Tiểu Bình được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giao nhiệm vụ hoạt động ngầm tại Thượng Hải.

Tới năm 1929, nhận lệnh của trung ương, Đặng Tiểu Bình tới Quảng Tây để tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Bách Sắc và Thu Thâu. Với tài năng chính trị và năng lực tổ chức, Đặng Tiểu Bình đã nhanh chóng phát triển lực lượng.

Mùa thu năm 1930, Đặng Tiểu Bình dẫn đầu quân đoàn số 7 của Hồng quân công nông Trung Quốc, gọi tắt là Hồng thất quân chống lại cuộc vây bắt các phần tử Đảng Cộng sản của quân đội Tưởng Giới Thạch.

Sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Trung – Nhật, Đặng Tiểu Bình cùng với Lưu Bá Thừa mở rộng các cơ sở chiến tranh du kích. Đến hội nghị toàn quốc lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình được bầu làm ủy viên trung ương.

Đây là dấu mốc xác định vị trí của Đặng Tiểu Bình trong bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tới năm 1952, Đặng Tiểu Bình được bổ nhiệm làm Phó Tổng lý (thủ tướng) của Chính vụ viện (chính phủ) kiêm Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – kinh tế của nước Trung Quốc mới.

Năm 1955, Đặng Tiểu Bình cùng Lâm Bưu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1956, Đặng Tiểu Bình được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng Bí thư nhưng chỉ là nhân vật đứng cuối cùng trong ban thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng).

Dù vậy, từ đây, Đặng Tiểu Bình chính thức chuyển vào sống ở Trung Nam Hải cùng với những lãnh đạo cao cấp khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Người Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay đã rất coi trọng phong thủy của cả âm trạch (phần mộ) và dương trạch (nhà ở). Tử Cấm Thành của Bắc Kinh do Minh Thành Tổ xây dựng, phong thủy cực tốt.

Ngay cả các hoàng đế triều Thanh cũng phải thừa nhận nơi đây phong thủy đẹp, nên quyết định đặt kinh đô tại đây. Vì thế, vương triều nhà Thanh đã cho sửa đổi Tử Cấm Thành đi một chút với hy vọng có thể duy trì sự trì vị của vương triều Mãn Thanh tới ngàn vạn đời.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, các vị hoàng đế của triều Thanh đã quên mất rằng, bố cục phong thủy không phải là vĩnh cửu bất biến. Nên biết rằng, khi các thầy phong thủy nói rằng, tìm được một vị trí đẹp để chôn cất hoặc xây nhà để ở thì có thể hưởng phúc tới cả trăm đời thì có nghĩa đó chỉ là quy luật chung.

Trên thực tế, bố cục phong thủy luôn có thể bị thay đổi và biến hóa và điều quan trọng là phải nắm bắt được điều này. Vào thời đại nhà Thanh, trong thành Bắc Kinh người ta đã xây dựng một khu dân cư ở phía đông thành.

Tại đây, người ta đã xây dựng không ít các khu nhà ở theo kiểu kiến trúc Tây phương khi đó mới được du nhập vào Trung Quốc. Từ đó trở đi, triều đại nhà Thanh bắt đầu lụi dần và cho tới năm 1911, triều Thanh bị thay thế bởi Chính phủ Dân quốc, mở ra một thời đại mới trong lịch sử Trung Quốc.

Cố Cung của Bắc Kinh cũng được coi là nơi có phong thủy cực tốt, bên trong có núi, có hồ, lại có Trung Nam Hải và Bắc Hải ở hai phía hướng về. Trung Nam Hải là nơi các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc trú ngụ, cũng là nơi hưởng trọn cái linh khí phong thủy của nơi đây.

Các nhà phong thủy đã từng tiến hành nghiên cứu khu vực Trung Nam Hải và phát hiện ra rằng, Trung Nam Hải có bố cục phong thủy rất đẹp, được gọi là thế “Bạch Hổ chiếu đường”. Trong bố cục phong thủy này, nếu như xây dựng nhà ở trên núi, không chỉ vượng đinh (con cháu) mà còn vượng tài (tiền bạc), có thể nói là “phú quý song toàn”, được cả đôi đường.

Chính vì vậy, trong các sách phong thủy mới có câu: “Bạch Hổ chiếu đường, tam đại đồng đường, việt chiếu việt viễn, bái tước phong vương” (có nghĩa là, thế cục phong thủy Bạch Hổ chiếu đường thì con cháu sẽ đông đúc, 3 đời sống cùng nhau trong một nhà.

Càng chiếu càng xa, có thể phú quý tới mức được phong tước, phong vương). Tuy nhiên, thế “Bạch hổ chiếu đường” cũng có một khuyết điểm rất lớn, đó là tối kỵ bị ngăn trở. Chẳng hạn như ở phía trước nếu như xây một tòa nhà hoặc đào hào xây tường một cách tùy tiện thì đều ảnh hưởng rất lớn tới bố cục phong thủy của nơi đây.

Từ khi Mao Trạch Đông, Chu Đức, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình,… vào sống tại Trung Nam Hải, nhờ vào địa thế phong thủy nơi đây, vốn sự nghiệp chính trị của họ chẳng có gì ngăn trở.

Tuy nhiên, trong một hội nghị của bộ đội bảo vệ, người ta phát hiện ra rằng, xung quanh Trung Nam Hải cả bốn mặt đều trống không, chẳng có bất cứ vật gì làm bình phong che chắn, rất dễ bị tấn công hoặc do thám.

Vì thế, sau khi bàn bạc, hội nghị quyết định xây dựng một vài đoạn rào sắt ở đối diện với Bắc Hải để tạo thành hàng rào bao quanh bảo vệ cho Trung Nam Hải, ngăn cản người ngoài tùy tiện tiến vào khu vực sinh sống và làm việc của các lãnh đạo.

Mục đích của những người này là rất tốt. Tuy nhiên, họ không hề nghĩ rằng, hành động tưởng chừng đơn giản của họ đã thay đổi bố cục phong thủy của cả Trung Nam Hải, khiến người dân Trung Quốc bị đẩy vào cảnh nước sôi lửa bỏng, gây ra không ít thảm kịch.

Năm 1966, cuộc Đại Cách mạng Văn hóa kinh thiên động địa gây ra không ít đau khổ cho người dân Trung Quốc nổ ra. Thực chất, cuộc Cách  mạng Văn hóa chỉ là một cuộc đại loạn nhằm đoạt lại quyền bính trong tay Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình do Mao Trạch Đông phát động.

Từ bài báo chữ to đầu tiên của Nhiếp Nguyên Tử, thanh thiếu niên trên toàn quốc rầm rầm hưởng ứng lời hiệu triệu của Mao Trạch Đông, tham gia vào các đội hồng vệ binh, nắm mọi quyền sinh sát.

Tháng 6 năm đó, Đoàn Hồng vệ binh được thành lập và mục tiêu tấn công được nhắm đến không phải ai khác mà chính là Đặng Tiểu Bình.

Không bàn tới các nguyên nhân chính trị, ở đây, có thể thấy rằng, Cách mạng Văn hóa nổ ra sau khi Trung Nam Hải được xây thêm một hàng rào chắn bằng sắt để bảo vệ. Sau đó, nhằm bảo vệ cho Trung Nam Hải, Uông Đông Hưng tiếp tục xây những bức tường cao và dày làm vật chắn ở xung quanh khu vực Trung Nam Hải.

Vì thế, từ thế cục Bạch Hổ chiếu đường, bố cục phong thủy của Trung Nam Hải trở thành thế “Hổ lạc bình dương”. Nếu như trước là “bạch hổ” soi bóng xuống hồ thì nay bạch hổ ấy lại bị bao vây, chẳng khác nào bị cầm tù, rơi vào cảnh khốn cùng.

Đó là lý do không ít quan viên sống trong Trung Nam Hải không thoát khỏi đại nạn. Trừ những người có tướng mệnh cực tốt mới có thể thoát được, còn lại không ít thì nhiều, không ai trong Trung Nam Hải là không bị liên lụy, ảnh hưởng bởi cuộc Cách mạng Văn hóa.

“Hổ về nơi đất bằng thì bị chó coi thường”, kết quả đường đường là chủ tịch nước như Lưu Thiếu Kỳ cho tới những nhân vật tai to mặt lớn khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ Đào Chú, Trần Nghị,… đều bị bọn hồng vệ binh “vắt mũi chưa sạch” lôi ra đấu tố, phê bình.

Cuối tháng 4/1967, hồng vệ binh phát động cuộc bao vậy Trung Nam Hải với 150 ngàn người, bắt đầu gõ trống khua chiêng, hô hào đánh đổ Đặng Tiểu Bình.

Cuộc bao vây kéo dài suốt 17 ngày. Trong 17 ngày đó đã xảy ra không ít xung đột. Tới đầu năm 1968, Đặng Tiểu Bình chính thức bị mất vai trò trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình bị bức phải dời khỏi Trung Nam Hải.

Điều kỳ quái là, kể từ khi Đặng Tiểu Bình rời khỏi Trung Nam Hải thì mặc dù hồng vệ binh đã phát động nhiều cuộc chỉ trích nhắm vào Đặng Tiểu Bình song vẫn không thể động tới một cái lông chân của Đặng. Cùng thời gian đó, thế lực của “lũ bốn tên” bắt đầu mở rộng và đến lượt họ dọn tới Trung Nam Hải.

Vào lúc này, “lũ bốn tên” vẫn hy vọng có thể đẩy Đặng Tiểu Bình vào chỗ chết mới chịu dừng tay. Âm mưu của chúng lúc này vô cùng thâm độc. Chúng định đợi khi Đặng Tiểu Bình rời khỏi Trung Nam Hải, không còn quyền lực gì thì chụp cho Đặng chiếc mũ “đào ngũ”.

Giang Thanh thậm chí còn âm mưu biến từ “đào ngũ” thành kẻ “phản bội”. Tuy nhiên, sau đó do không có chứng cứ chắc chắn nên trong suốt thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, âm mưu đánh đổ Đặng Tiểu Bình của “lũ bốn tên” đã không đạt được mục tiêu như chúng mong muốn. Ngược lại, tới lúc này, đến lượt “ông chủ” mới của Trung Nam Hải là Lâm Bưu phải chịu trận.

Chúng ta đều biết rằng, tướng mạo của Đặng Tiểu Bình thuộc loại tướng ngũ đoản. Tướng “ngũ đoản” tức là 5 bộ phận trên cơ thể ngắn, gồm: đầu ngắn, mặt ngắn, tay ngắn, thân ngắn và chân ngắn.

Tướng ngũ đoản này nếu như là ngắn tự nhiên, da thịt mịt màng thì tinh thần luôn phấn chấn, có thể nói là đại phú, đại quý. Chính vì có tướng ngũ đoản nên sau khi rời khỏi Trung Nam Hải, thoát khỏi thế cục “Hổ lạc bình dương”, Đặng Tiểu Bình có thể phục chức trở lại.

Sự thực đã diễn ra đúng như vậy. Sau khi Lâm Bưu bị đánh đổ, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều muốn nhanh chóng đưa thế cục vào ổn định sau rất nhiều năm động loạn.

Mao và Chu đã cùng nhau lên kế hoạch, chuyển toàn bộ trọng điểm của cách mạng vào việc xây dựng và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa và tổ chức, đồng thời phục hồi lại các hoạt động ngoại giao với bên ngoài để phá vỡ thế cô lập.

Tới năm 1973, Đặng Tiểu Bình chính thức được khôi phục lại chức vụ Phó Tổng lý. Một lần nữa họ Đặng trở lại với chính giới. Tuy nhiên, điểm sai lầm của Đặng Tiểu Bình trong lần trở lại này chính là họ Đặng tiếp tục vào Trung Nam Hải sống.

Về hình thức thì sau khi từ nhà lớn chuyển tới nhà nhỏ, nay lại từ nhà nhỏ trở về nhà lớn, tuy nhiên, thực tế, điều này lại khiến Đặng Tiểu Bình rời vào thế “hổ về đất bằng bị chó coi thường”.

Không ngoài dự liệu, chẳng bao lâu sau, một cơn sóng gió khác lại nhắm vào Đặng Tiểu Bình. Bắt đầu từ năm 1975, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đưa ra kế hoạch vĩ đại 4 hiện đại hóa trong thế kỷ 20 cho Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình nhanh chóng được trọng dụng.

Ngược lại, “lũ bốn tên” từ sau phong trào “phê Lâm, phê Khổng” (phê phán Lâm Bưu và Khổng Tử), đều sử dụng các âm mưu chính trị gây ra không ít phiền nhiễu. Điều này càng khiến Mao Trạch Đông quyết tâm trọng dụng Đặng Tiểu Bình hơn.

Tháng 9/1967, Đặng Tiểu Bình phát động một hành động “phản kích”. Đợt phản kích này tuy có đạt được hiệu quả nhất định, song vẫn không thể thoát khỏi thế “mãnh thú bị giam cầm”.

Lần đó, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức một hội nghị nông nghiệp học Đại Trại, Giang Thanh đã “đích thân” tới Đại Trại gây chuyện. Tại hội nghị này, Giang Thanh đã tố cáo Đặng Tiểu Bình “bức hại” mình. Trước hành động của Giang Thanh, Đặng Tiểu Bình đã phản đòn nói: “Có người học cái nhỏ mà không học cái lớn!”

Cùng thời gian đó, nằm cách Trung Nam Hải không xa, người ta bắt đầu xây dựng các khu nhà cao tầng. Từ những tòa cao ốc này có thể nhìn rất rõ khu vực Trung Nam Hải. Vì thế, theo các nhà phong thủy, từ thế hổ bị cầm tù, bị coi thường, nay con hổ ấy bất cứ ai cũng có thể nhìn, có thể bàn tán và có thể cười đùa được.

Số mệnh là điều không ai có thể chống lại được. Tới năm 1978, trong tình thế chuẩn bị không đầy đủ, Đặng Tiểu bình lần thứ hai bị “đánh đổ”. Lúc bấy giờ, trên các đường quốc lộ, người ta dán đầy những khẩu hiệu kiểu như: “Phản kích phong trào theo hướng tả khuynh”.

Trong khắp cả nước, khẩu hiệu “Đánh đổ Đặng Tiểu Bình” xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trên báo chí chính thống, cũng có không ít bài phê bình gay gắt. Khoogn lâu sau đó, Đặng Tiểu Bình gần như bị giam lỏng ở căn phòng số 8 ngõ Đông Giao Dân.

Trong khoảng thời gian này, con cái của Đặng Tiểu Bình không được phep sống cùng cha của mình. Bên cạnh Đặng Tiểu Bình lúc bấy giờ chỉ có người vợ già Trác Lâm và hai đứa cháu ngoại.

Lúc bấy giờ, “lũ bốn tên” do Giang Thành đứng đầu còn muốn đẩy Đặng Tiểu Bình ra xa, vì thế đã sắp xếp để Đặng tới vườn Viên Minh sống, còn phe cánh của “lũ bốn tên” thì ở Trung Nam Hải.

Vườn Viên Minh vốn là một công trình kiến trúc do thái hậu nhà Thanh xây dựng theo kiểu cung điện. Lúc bấy giờ, để giúp triều đại nhà Thanh vững bền tới ngàn đời, đồng thời cũng là để thể hiện sức mạnh của quốc gia, triều đình nhà Thanh đã tổ chức hẳn một cuộc nghị bàn để nghiên cứu xem nên xây dựng một công trình thế nào.

Việc Đặng Tiểu Bình bị bè lũ bốn tên đẩy vào Vườn Viên Minh có thể nói là một sự an bài của số phận. Từ khi chuyển tới Vườn Viên Minh, sức khỏe Đặng Tiểu Bình ngày một tốt hơn, tinh thần phần chấn, vì thế, tướng ngũ đoản của Đặng Tiểu Bình càng có cơ hội để phát huy tác dụng.

Tại một nơi yên tĩnh như Viên Minh, Đặng Tiểu  Bình đã có thời gian để sách hoạch kế hoạch phát triển của quốc gia trong tương lai. Thực tế, Vườn Viên Minh là do một nhà thiết kế có tiếng xây dựng, nơi tập trung được không ít điểm tốt về mặt phong thủy.

Vì thế, mặc dù trong chiến tranh nơi đây bị tàn phá rất nhiều, so ng long khí vẫn rất vượng. Đặng Tiểu Bình vào sống ở nơi đây, vừa thoát được thế mãnh hổ bị cầm tù ở Trung Nam Hải, lại được thêm sự hun đúc, trợ giúp của linh khí ở Vườn Viên Minh, nên đã nhanh chóng trở lại chính đàn lần thứ 2.

Có thể nói, những thăng trầm trong sự nghiệp chính trị của Đặng Tiểu Bình có liên quan rất lớn tới bố cục phong thủy của Trung Nam Hải. Tuy nhiên, người ta nói rằng, nhân định thắng thiên, việc Đặng Tiểu Bình hai lần bị đánh đổ rồi lại hai lần trở lại chính đàn một phần lớn là nhờ vào bản lĩnh của chính họ Đặng.

  • Hải Phong

[links()]
 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT