Khi chất nhầy trong mũi tiết ra quá nhiều, chúng gây ra hiện tượng chảy dịch nước mũi sau, chất nhờn đồng thời còn chảy ngược về phía cổ họng. Điều này khiến cho cổ họng bị ho, ngứa rát, dẫn đến đờm đọng lại ở cổ họng.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy nước mũi
- Nhiễm khuẩn do viêm xoang
- Cúm, cảm lạnh thông thường do nhiễm virus
- Sử dụng nhiều thuốc xịt mũi
- Chấn thương đầu
- Trào ngược dạ dày (gastroesophageal - GERD)
- Dị ứng
- Thay đổi nội tiết tố
- Sử dụng một số loại thực phẩm hay thuốc gây ra phản ứng nhất định (vd: thuốc tránh thai,...)
- Mang thai
- Môi trường khô hạn
Nếu bạn thường xuyên bị chảy nước mũi, hãy liên hệ với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và biện pháp khắc phục nhanh nhất...
Cách làm giảm nghẹt mũi
1. Làm sạch mũi và xông mũi
Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, để một lát rồi xì sạch mũi ra ngoài giúp đường thở của bạn thông thoáng, dễ chịu. Làm vài lần trong ngày.
2. Ngủ thông minh hơn
Khi bị nghẹt mũi, hãy gối cao hơn bình thường một chút, sao cho cổ và đầu bạn tạo thành góc 15 độ chênh với giường, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
3. Uống nhiều nước
Bạn nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày hoặc tiêu thụ các loại thức uống lỏng như nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để trị chứng nghẹt mũi.
4. Dùng gừng tươi
Đây là một trong những biện pháp hiệu quả mà đơn giản nhất. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Columbia đã tìm thấy hợp chất làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Thêm gừng vào súp, các món xào hoặc trà gừng.
5. Tắm nóng
Khi thấy nghẹt mũi nhiều, khó chịu nên tắm nước nóng. Hơi nước nóng sẽ giúp làm giảm triệu chứng này.
6. Xoa bóp
Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay.
7. Làm sạch không khí trong nhà
Dị ứng với không khí bẩn từ vật nuôi trong nhà, bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà, đồng thời đặt máy phun hơi nước để đảm bảo đủ độ ẩm không khí trong nhà bạn.
8. Ăn gia vị cay nóng
Nếu bạn ăn được cay, thì đây cũng là cách để trị ngạt mũi. Những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạc… sẽ làm chảy nước mũi. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu triệu chứng ngạt mũi.
9. Nước chanh hoà mật ong
Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.
10. Chườm khăn nước nóng lên tai
Đây là mẹo mà nhiều người thường sử dụng. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút. Nó sẽ làm chứng ngạt mũi dịu đi. Lý do là ở tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.