10 chữ này chính là 10 loại trí tuệ lớn nhất của nhân sinh

09:27, Thứ ba 24/07/2018

( PHUNUTODAY ) - Con người sống ở đời chẳng phải bỗng nhiên trở nên thanh tịnh và trí tuệ, tất cả đều cần trải qua sự rèn giũa và sửa mình. 10 chữ này chính là 10 loại trí tuệ lớn nhất cuộc đời ai cũng nên ghi nhớ.

1. Khổ: Người khổ tâm, Trời chẳng phụ

Cuộc đời muôn vẻ, điều khó nói ra nhất là khổ, cái khó chịu đựng nhất cũng là khổ. 

Con người sống ở thế gian chẳng được như ý, bôn ba cõi hồng trần cần rèn giũa mình. 

Có người nào không bước ra từ cái khổ? Ai dám nói mình chưa hề biết khổ đau là gì?

Con người thường chịu khổ một trận, nhưng sẽ không chịu khổ cả đời. 

“Người khổ tâm, Trời chẳng phụ”, thẳng thắn đối mặt thì cái khổ cuối cùng sẽ thành tựu hạnh phúc.

2. Nhẫn: Trong chữ Nhẫn có một lưỡi dao

Người ôm chí lớn mới biết nhẫn, xả bỏ những phân tranh vô vị trước mắt, lẳng lặng nỗ lực tiến lên về phía mục tiêu của mình.

Người có tầm nhìn xa trông rộng mới có thể nhẫn, họ vui thú thưởng thức các vì sao mỹ lệ trên bầu trời, nên nhẫn chịu được muỗi đốt kiến cắn.

Nhẫn không phải là nhu nhược, cũng không phải là vô dụng, nhẫn là sức mạnh, là tư tưởng, là từ bi, là trí tuệ, và là nghệ thuật.

hoa-sen02

3. Vui: Một nụ cười, mười năm trẻ

Người coi trọng cuộc sống thế tục, thì chẳng thể sống vui vẻ nổi.

Người xưa sống với suối, đá, trúc, hoa, bạn với thi, tửu, thư, kỳ, say mê chữ nghĩa cổ kim, vui thích đàm đạo hát ca. Đi thì đến với danh sơn đại xuyên, trèo cao trông xa, cầu hiền tìm bạn, tình ý lâu bền.

Cuộc sống người hiện đại bận rộn và căng thẳng hơn người xưa rất nhiều, những vẫn cứ nên học “tâm pháp vui vẻ” của người xưa.

4. Động: người di chuyển thì sống, cây di chuyển thì chết

Động có thể dưỡng sinh. Sinh mệnh tồn tại ở vận động.

Nước chảy luôn động, nên không hôi thối; then cửa luôn động, nên không mối mọt. Con người cần giữ trạng thái động, đừng an dật với hiện trạng, chịu khuất phục, an dật khiến tâm hồn “chết” đi, chi bằng hãy phấn chấn mà chống lại nó.

“Cùng thì suy nghĩ thay đổi”, “Người tìm đến chỗ cao, nước chảy về chỗ thấp”, hãy công phá những thói quen đã quá quen thuộc của mình, dám bước ra khỏi “cái lồng” quen thuộc, tìm điểm nghỉ ngơi mới. Nơi mới có nghĩa là sự khởi đầu mới.

5. Tĩnh: Tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức

Dưỡng tâm cần tĩnh. Tĩnh có thể sinh ra trí tuệ.

Sách “Quản Tử” viết: “Tĩnh thì được, nóng nảy thì mất”.

IYD

Tĩnh không phải là sự ước thúc để yêu ghét không lộ ra nét mặt, cũng không phải tâm địa thâm trầm không hiển lộ.

Tĩnh chân chính là cuộc sống có mục tiêu, có truy cầu chân chính, để thực hiện mục tiêu cuộc đời mà mình đã đặt ra, kiên định không gì lay chuyển nổi, làm việc nghĩa chẳng quay đầu nghĩ lại.

6. Hòa: Thiên địa hòa, vạn vật sinh

Trời cao thỏa sức chim bay,

Biển khơi bát ngát cá say vẫy vùng.

Cõi nhân gian hòa vi quý, gia đình hòa thuận vạn sự hưng thịnh.

Hòa với mình, coi nhẹ danh lợi, tâm yên định. Hòa với người, thật lòng đối đãi nhau, tình cảm thắm thiết. Vợ chồng hòa thuận, thấu hiểu giữ gìn, tình ấm áp.

Gia đình hòa thuận, sự nghiệp hưng thịnh, phúc bất tận, khiến thiên hạ hòa thuận. May mắn phúc lành khắp càn khôn. Cõi nhân gian, hòa vi quý, đất đá hóa bạc vàng. Trong tâm một chữ Hòa, đi khắp thiên hạ đều là người thân.

7. Giản: Giản đơn thoát tục, thanh đạm như nước

Người xưa sống truy cầu một chữ Giản: một chén trà thanh khiết, một chiếc cổ cầm, tuyết ngớt tìm hoa mai, gió thổi nghe trúc hát.

Cuộc đời đơn giản ưu nhã, tránh vinh hoa phù phiếm. Ngôi nhà trang nhã đâu cần lớn, hoa thơm chẳng cần nhiều. Thong dong mà không gấp gáp, tự tại mà chẳng quẫn bách, cẩn thận mà chẳng sốt ruột, điềm đạm mà chẳng tầm thường.

8. Sướng (thông suốt, trôi chảy): Mây trên trời, nước trong bình

Cuộc đời thông suốt chính là trạng thái “Sướng” (thông suốt, trôi chảy), mây trên trời, nước trong bình, núi xanh chẳng cản mây trắng bay.

Đời người không thông suốt, chỗ nào cũng nứt nẻ và thương đau.

Chỉ có thông suốt rồi, cuộc đời đóng kín mới được mở bung ra, cuộc đời căng thẳng mới được thư giãn, cuộc đời tổn thương mới được viên mãn.

baohiem.me_con-nguoi-hanh-phuc

9. Thiện: Người thiện lương được lâu bền

Kinh Dịch có viết: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương”, có nghĩa là: Gia đình tích thiện, ắt sẽ có đầy may mắn phúc lành. Gia đình tích bất thiện, ắt sẽ có đầy tai ương.

Người xưa thường nói: “Nhân giả đa thọ”, nghĩa là, người nhân đức thì trường thọ. Trong dân gian cũng thường nói, thiện có thiện báo, ác có ác báo.

Thiện với người, suy cho cùng cũng chính là thiện với mình.

10. Ngộ: Phồn hoa cuối cùng cũng hư không

Thế gian phồn hoa chỉ là hiện tượng bề ngoài, hết thảy đều sẽ đi vào tĩnh lặng và hư không.

Bình thản đối đãi với được mất, lặng nhìn hết thảy phồn hoa, đối diện với cõi hồng trần huyên náo bằng một tâm thái khoát đạt thoát tục, đó lẽ nào chẳng phải là lĩnh ngộ.

Trên đời không có việc khó chỉ sợ có tư tâm, làm người làm việc quan trọng nhất là ở cái tâm và ở hành động. Nếu ai ai cũng giữ nguyên tắc làm đến nơi đến chốn, chân thật làm người, trí tuệ làm việc thì thiên hạ sẽ không có việc khó, mọi sự đều có thể thành, xã hội cũng ngày một tốt đẹp hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc