10 điều MẸ BẦU nào cũng phải THUỘC LÒNG kẻo HẠI MẸ, HẠI THAI NHI

14:12, Thứ sáu 26/01/2018

( PHUNUTODAY ) - Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần ghi nhớ 10 điều dưới đây để không hại mẹ, hại con nhé.

Những điều mẹ bầu ần tránh khi mang thai

Ngoài niềm hạnh phúc vô bờ, mang thai còn mang đến nhiều lo lắng cho các bà bầu khi không biết việc gì nên tránh để bảo vệ sức khỏe thai nhi trong bụng. Đặc biệt các bà mẹ mang thai lần đầu có thể thấy hoang mang với danh sách những thứ cần kiêng cữ. Hy vọng bài viết sau đây sẽ liệt kê những điều cần tránh khi mang thai, hy vọng sẽ giúp bạn phần nào!

Thống kê cho thấy, cứ 100 thai nhi thì sẽ có từ 3 đến 5 em bé gặp các vấn đề về phát triển. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện mình có thai, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về những kiêng cữ khi mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ gia đình, bạn bè hay những người xung quanh về việc nên làm gì và nên kiêng cữ những gì; đôi khi những lời khuyên này càng làm bạn bối rối và lo lắng hơn. Hãy làm một bà bầu thông minh bằng cách tìm hiểu và chọn lọc các thông tin trước khi vội vàng thực hiện hết tất cả nhé. Bạn có thểm tham khảo những thông tin sau đây của chúng tôi để hiểu phần nào những việc cần làm khi mang thai.

1444379959-1444379930-thai-nhi-16-tuan
 

1. Khám thai định kỳ

Nhiều cặp vợ chồng đã đi khám sức khỏe định kỳ trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ trong lần mang thai đầu tiên. Khi bạn đã mang thai, bạn nên sắp xếp đến gặp bác sĩ mỗi tháng một lần. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, khám thai thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý.

2. Tăng cân bao nhiêu khi mang thai?

Hầu hết các mẹ bầu mang thai lần đầu đều lo lắng về việc tăng cân và làm sao để giảm cân sau sinh. Tăng cân bao nhiêu phụ thuộc vào chỉ số cơ thể BMI trước khi sinh. Nếu bạn thừa cân trước khi có thai thì nên tiêu thụ ít calo mỗi ngày hơn người bình thường. Nguyên tắc cơ bản là cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, chỉ cần ăn đúng bữa ăn và hiểu đúng những gì bé cần.

3. Cẩn thận khi sử dụng thuốc

Trong trường hợp bạn bị bệnh, hãy báo với bác sĩ rằng mình có thai, để được chỉ định những loại thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần được tư vấn kỹ càng và sự đồng ý của các bác sĩ và dược sĩ.

4. Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bổ

Các bà bầu nên cẩn thận trong việc sử dụng các loại thuốc bổ, đặc biệt là ở ba tháng đầu của thai kỳ. Các loại thuốc được làm từ các nguyên liệu tự nhiên không có nghĩa là an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Có nhiều loại thuốc bổ chưa được kiểm định an toàn triệt để và cũng không chứng minh được tác dụng như đã đưa ra. Vì vậy, hãy cẩn thận trước khi dùng bất kì loại thuốc nào, và kiểm tra với bác sĩ trước khi uống.

5. Cẩn thận với những độc tố thải ra từ môi trường

Trong cuộc sống hàng ngày, có một số chất độc hại mà bà bầu cần tránh tiếp xúc như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu, v.v vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Nếu như bạn đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác

6. Tránh hút thuốc

Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Phụ nữ hút thuốc khi đang mang thai có thể làm em bé sinh ra nhỏ hơn thông thường, cũng như có khả năng sinh non, gặp nhiều bệnh tật như hen suyễn hay các bệnh về hô hấp. Hút thuốc còn làm giảm lượng sữa mẹ và có thể làm thai nhi có mùi thuốc lá. Các phương pháp thay thế chất nicotine cũng được khuyên không nên áp dụng ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn hãy nghĩ đến việc cai thuốc trước khi quyết định mang thai!

7. Nên và không nên ăn gì?

Cùng với việc uống bổ sung vitamin, sắt và canxi, các bà mẹ nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Ngoài ra, nên tránh xa các sản phẩm có chứa cồn và caffeine vì chúng làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc đẻ con nhẹ cân.

8. Không làm việc quá căng thẳng

Các bà mẹ có thể chuyên tâm tập trung vào công việc khi bé đã chào đời. Do đó, đừng suy nghĩ quá nhiều về công việc ở thời điểm hiện tại mà hãy tập trung chăm sóc bé.

9. Lo sợ

Bạn nên nhớ rằng, nỗi sợ hãi sinh con có thể làm trì hoãn quá trình này. Ước tính chậm hơn từ 1–1,5 tiếng khi vượt cạn so với bình thường. Sợ hãi sẽ làm tăng nồng độ hormone catecholamine trong máu, làm suy yếu các chức năng của tử cung. Ngoài ra, nếu bạn và bác sĩ không có sự kết nối thì cũng làm trì hoãn thời gian sinh con. Do đó, bạn nên tham gia một vài lớp học tiền sản nhé.

10. Đối phó với những cơn nghén

- Không nên bỏ bữa và chia nhỏ bữa ăn chính là cách hay để chống lại những cơn nghén trong 3 tháng đầu mang thai. Ăn uống thường xuyên để giữ ổn định lượng đường trong máu, tránh nghén.

- Tránh những đồ ăn quá béo vì chất béo làm cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa, thức ăn ở lâu trong dạ dày và làm gia tăng cơn buồn nôn.

Những điều mẹ bầu cần nhớ:

Tìm một bác sĩ giỏi để đỡ đẻ.

Mặc quần áo thoải mái. Đừng lo lắng vì mình sẽ xấu.

Bạn sẽ bắt đầu ngáy vì màng mũi sưng lên.

Hạn chế mặc áo ngực vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của núi đôi.

Phù nề là một triệu chứng thường gặp. Hãy kê chân cao khi ngủ và uống nhiều nước nhé.

Đừng lo lắng về dịch âm đạo trừ khi nó có mùi, màu xanh lá cây hoặc có máu.

Sự thay đổ của hormone khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn.

Da căng ra và thường bị ngứa.

Bạn sẽ có mùi khác. Những thay đổi trong cơ thể sẽ khiến bạn có một mùi hương mới.

Đừng quên khám thai nhé. Khám thai rất quan trọng vì điều này sẽ giúp phát hiện sớm những biến chứng để có phương án điều trị.

Ham muốn tình dục sẽ thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Đây là điều hoàn toàn bình thường và những thay đổi này là tạm thời.

Hãy thường xuyên nói chuyện hoặc hát cho bé nghe vì thanh âm của bạn rất quan trọng với bé.

Tâm trạng của các mẹ bầu thường thay đổi thất thường, lúc thì tức giận, lúc thì buồn bã, lúc thì sợ hãi.

Nếu bạn không mang thai lần đầu, hãy dạy bé về trách nhiệm của việc làm anh/chị. Ngoài ra, bạn hãy hướng dẫn bé một số cách để chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Không nên nuôi thú cưng ở nhà.

Bạn tìm người giúp bạn chăm sóc bé khi bạn đi làm hoặc bận việc. Tốt nhất là người thân trong gia đình, nếu không được, hãy thuê vú em hoặc người giữ trẻ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc