10 sai lầm khi chế biến rau xanh chị em thường mắc phải: Rau vừa mất dinh dưỡng, lại dễ rước bệnh vào người

18:10, Thứ ba 29/10/2019

( PHUNUTODAY ) - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 10 sai lầm khi chế biến rau xanh sau chị em thường mắc phải. Nếu không sớm điều chỉnh, rau vừa mất dinh dưỡng, lại dễ rước bệnh vào người.

Rau xanh - Nguồn dinh dưỡng tối ưu tốt cho sức khỏe

Rau xanh là một trong những nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày. Bởi chúng cung cấp cho cơ thể một lượng lớn Vitamin và khoáng chất cần thiết, gia tăng sức đề kháng, giúp con người khỏe mạnh.

Theo khoa học, trong cơ thể mỗi người, có một số loại Vitamin được lưu trữ để sử dụng cho tương lai và một số cần phải được bổ sung thường xuyên. Các loại vitamin cần bổ sung chính là các Vitamin nhóm B như Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, Biotin, Choline, Axit Folic và Vitamin C là những loại Vitamin hòa tan trong nước nên không thể lưu trữ trong cơ thể và cần bổ sung hàng ngày. Và tất cả những Vitamin tan trong nước này đều có trong rau xanh.

Tuy nhiên, dưới đây là 10 thói quen chị em nội trợ thường mắc phải, có thể làm mất đi những dưỡng chất quan trọng của loại thực phẩm "đại bổ" này.

1. Rau xanh để lâu

530

Để tiết kiệm thời gian, nhiều chị em nội trợ thường chỉ đi chợ 1 lần rồi mua rau cho cả tuần, sau đó "chất đống" trong tủ lạnh. Việc này tuy tiện lợi, nhưng lại vô tình làm mất chất dinh dưỡng của rau. 

Chẳng hạn, với các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải nếu để ở nhiệt độ 20oC sẽ bị hao tổn lên đến 84% vitamin C trong một ngày.

2. Thời gian xào nấu quá lâu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin. Bởi các vitamin có trong rau củ rất “nhạy cảm”, nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, rất dễ bị phân hủy.

3. Cắt rau xong không nấu ngay

Hành động này tưởng như vô hại, nhưng sẽ khiến phần lớn vitamin ở trong rau bị bị ôxy hóa. Bên cạnh đó, chị em cũng không nên căt rau rồi mới rửa, bằng không sẽ không thể đảm bảo được lượng vitamin nguyên vẹn, mà vô tình bị nước rửa trôi.

4. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn

532

Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam, chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, vì sẽ giảm mất vitamin và các khoáng chất ngăn ngừa vi khuẩn có hại, xâm nhập vào cơ thể.  

5. Dùng lửa nhỏ xào rau

Vitamin C và B1 đều không ưa nhiệt độ nóng, nên xào xau đừng để nhỏ lửa. Bên cạnh đó, nếu chị em nên cho vào rau một chút giấm, sẽ giữ được nhiều vitamin hơn. 

6. Ăn cà chua trước bữa ăn

Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, mới giúp axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu.

7. Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước

Trong nấm hương chứa một hoạt chất tên là ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

8. Ăn mướp đắng sống

Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm, nên bắt buộc phải luộc qua nước sôi để loại bỏ hoạt chất này Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

9. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau

 Nếu để tỏi tây quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Thế nên tốt nhất nấu xong nên ăn luôn.

10. Nấu rau quá kỹ

531

Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt là các loại rau đông lạnh.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc