15 việc kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết
Từ xưa, cứ mỗi độ năm hết tết đến, nhiều gia đình vẫn nhắc lại một số điều phải kiêng kị nhằm mang lại điều tốt, may mắn cho cả năm. Dù là những tập tục mê tín, quan niệm không có tính khoa học nhưng cũng tạo nên những nét truyền thống riêng cho ngày Tết.
Không làm vỡ đồ đạc:
Theo quan niệm của ông bà, Tổ tiên thì làm vỡ đồ đạc là sự chia ly, đau khổ và là một điềm báo không tốt cho cho gia đình bạn trong năm mới.
Vì vậy, bạn hãy cẩn thận với mọi đồ đạc trong gia đình để gia đình bạn sẽ không phải cãi vã nhau hay có chuyện buồn đáng tiếc xảy ra.
Vỡ bát đĩa, ấm chén hoặc cãi nhau, chửi tục, khóc lóc, buồn tủi, nói điều xui rủi…sẽ khiến gia đình bất hòa, chia rẽ.
Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng):
Theo quan niệm của người xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ màu hồng, đỏ, vàng, xanh… tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới.
Kiêng đi chúc Tết vào sáng Mùng Một Tết:
Xông nhà hay còn gọi là xông đất, đây là phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Nếu như có một người khách đầu tiên đến chúc Tết gia đình bạn trong năm mới thì người đó chính là người xông đất cho gia đình bạn.
Nếu như người đó hợp tuổi với gia đình bạn, hoặc là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống thì gia đình bạn sẽ có được nhiều điều may mắn trong năm mới.
Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
Xuất phát từ phong tục xông nhà xông, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày Mùng Một Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.
Vì thế người ta nên tránh đi chúc Tết vào sáng Mùng Một nếu không được gia chủ mời vì sợ sẽ mang đến điều không tốt đẹp gia đình đó.
Người xông nhà được lựa chọn bởi các tiêu chí sức khỏe tốt, tình tình hiếu thuận, vui vẻ đặc biệt đang phát tài để xông đất. Vì thế người ta nên tránh đi chúc tết vào sáng Mùng Một, nếu không được gia chủ mời.
Kiêng cúng quan đương niên trong nhà
Lúc giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian.
Việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn nhẹ: bánh, trái, hương, hoa, bình rượu nhỏ… và phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.
Kiêng mở tủ vào mùng 1
Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.
Kiêng có tang vào ngày mùng 1
Ngày mồng Một là ngày vui của tất cả mọi người nên những nhà nào có tang sẽ được cất khăn tang trong vòng ba ngày, nếu có người mất đúng vào ngày mồng Một thì gia chủ sẽ không phát khăn tang ngay mà để sang sáng mồng Hai, còn nếu nhà có người mất vào ngày 30 thì gia chủ thường thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó tránh để sang ngày mồng Một. Nhũng gia đình có tang tránh đi chúc Tết, thăm hỏi người khác.
Kiêng treo tranh xui
Không treo những bức tranh như đánh ghen, đi kiện, treo những bức tranh tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, phát đạt.
Kiêng ăn món xui
Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới.
Kiêng cho lửa
Ngày mùng 1 tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn.
Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng 1 tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may mắn như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.
Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
Vì thế, trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.
Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ trên còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình.
Song, khi hiểu về các tập tục ngày Tết sẽ giúp mỗi người biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.
Cắt tóc
Theo quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay móng tay, móng chân vào ngày mùng 1 đầu năm sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong những ngày đầu năm mới.
Không cho nước đầu năm
Nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt Nam quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi ” Tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành
Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy.
Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.
Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai
Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm.
Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên.
Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành.
Kiêng trượt chân, vấp ngã
Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.