Đạo làm con nhất định phải sống hiếu thảo với cha mẹ của mình. Một người mà ngay cả chính người sinh ra mình cũng chẳng yêu thương nổi thì làm sao có thể yêu thương người khác.
Có câu chuyện thế này:
Một cặp vợ chồng già sống cùng nhau, trước còn khỏe ông bà sống tự lập, con cái thi thoảng về thăm. Nhưng đến khi cả hai đau ốm thì quyết định về nhà sống với con.
Thời gian đầu thì ông bà sống cùng với cậu con trai cả, tới 2 tháng sau lại ở nhà con trai thứ. Hai ông bà cứ luân phiên như vậy đến nương nhờ vào con cái của mình. Hai người con trai thì vốn rất yêu thương cha mẹ, nhưng hai cô con dâu thì thường xuyên tỏ vẻ khó chịu. Suốt ngày tị nạnh nhau là bên mình phải chăm sóc cha mẹ nhiều hơn.
Thế rồi hai người con trai cả quyết định chia nhau ra chăm cha mẹ. Người con trai cả chăm bố, người con trai thứ chăm mẹ. Họ vẫn muốn báo hiếu cha mẹ, nhưng họ chưa để ý đến cảm xúc của cha mẹ.
Hai vợ chồng già sống với nhau đã mấy chục năm, giờ đến khi gần đất xa trời lại không được ở cùng nhau.
Lúc người mẹ theo cậu con cứ nhìn chồng mình nước mắt rơi. Dặn dò ông uống thuốc, thường xuyên gọi điện cho mình. Cứ thế hai vợ chồng già khóc nức nở.
Nhìn vào cảnh này ai cũng thấy thấy xót xa. Nhưng vì con cái cũng chẳng có thể có cách nào khác. Nếu ngay từ đầu có thể sống hòa thuận thì không đến nỗi chia cắt hai vợ chồng già như này được.
Vậy đây có phải là sự hiếu thảo? Người ta vẫn nói vợ chồng là bạn đời, đồng hành đến già, con người đến tuổi già sẽ nương tựa vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau.
Con cái nên tôn trọng mong muốn của người lớn. Con cái có lý do riêng nhưng vì sức khỏe của cha mẹ sau này thì nên nghĩ ra cách tốt hơn. Các con phải ngồi cùng nhau để bàn ra cách giải quyết, chăm sóc cha mẹ sao cho thật tốt nhất.
Dù rằng mỗi người con chăm sóc cha mẹ là điều công bằng. Nhưng cách này khiến cha mẹ rời xa nhau thì quả thật rất đau đơnbs.