Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với mức tăng lương tối thiểu 6%.
3 trường hợp người lao động được tăng lương
Đối tượng áp dụng gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bảo dưỡng công trình khí
Đây là chính sách lao động tại Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí, có hiệu lực từ ngày 9-9-2022.
Theo đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bảo dưỡng công trình khí như sau:
* Thời giờ làm việc: Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể:
+ Ca làm việc không quá 12 giờ trong 1 ngày.
+ Phiên làm việc tối đa là 7 ngày.
Chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 9-2022 - Ảnh 1.Lao động công trình khí ẢNH: Báo Bà Rịa Vũng Tàu
* Thời giờ nghỉ ngơi:
- Nghỉ trong giờ làm việc
+ Nghỉ trong giờ làm việc tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động.
+ Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
- Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: Tuân thủ quy định tại Điều 110, Điều 112 và Điều 115 Bộ luật Lao động.
- Nghỉ hàng năm tuân thủ quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật Lao động. Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ chuyển phiên.
- Nghỉ chuyển phiên: Sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc theo phiên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày nghỉ bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.
Hạn cuối trả tiền hỗ trợ Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là 10-9
Nhằm tiếp tục chi trả tiền hỗ trợ Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động thuộc đối tượng hưởng trợ cấp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 mà đã nộp hồ sơ đúng hạn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 .
Theo đó, số tiền được dùng để chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động lần này được dự tính khoảng 1.155 tỉ đồng lấy từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021.
Lần này hỗ trợ này chỉ dành cho những người lao động có đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30-9-2021 hoặc đã dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1-1-2020 đến ngày 30-9-2021 mà có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, đồng thời đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp đúng hạn mà chưa nhận hoặc chưa nhận đủ tiền trợ cấp trước đó. Hạn cuối hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho người lao động theo Nghị quyết 24 là ngày 10-9-2022.
Tháng cuối doanh nghiệp được miễn đóng Bảo hiểm thất nghiệp
Tháng 9 này cũng là tháng cuối doanh nghiệp được miễn đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Bởi theo Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg , doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được giảm mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống bằng 0%.
Thời gian doanh nghiệp được hỗ trợ theo chính sách này là 12 tháng, kể từ ngày 1-10-2021 đến hết ngày 30-9-2022.
Chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 9-2022 - Ảnh 4.Điều này đồng nghĩa rằng, sang đến tháng 10-2022, doanh nghiệp sẽ phải quay lại mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp