3 nghề cực lạ ở Việt Nam: Kiếm hơn chục triệu/tháng nhưng luôn khan hiếm nhân lực

( PHUNUTODAY ) - Mơ ước về một công việc không quá vất vả lại có thu nhập cao hoàn toàn khả thi khi bạn biết tận dụng sự phát triển của công nghệ, nắm bắt nhu cầu và xu hướng tiêu dùng.

Tuyển thủ gaming

Từ lâu, eSports (thể thao điện tử) chính thức được xem là một môn góp mặt trong SEA Games 31. Vì thế, ngày càng có nhiều "lò" luyện game thủ để đi thi thố ở giải đấu trị giá hàng chục nghìn USD. Những giải game tiền tỷ khiến nhiều game thủ ao ước.

Điển hình, Trần Trịnh Đông Hải (20 tuổi, tuyển thủ eSports HaiSaki, người từng nghỉ học trung học để… chơi game) vừa đạt thành tích ở hơn 10 giải đấu khác nhau, gần đây nhất là chức vô địch PUBG SEA Invitational 2022 với giải thưởng gần 9.400 USD (khoảng 227 triệu đồng). Với thu nhập mơ ước, giờ đây Hải không chỉ tự lập mà còn đủ khả năng hỗ trợ kinh tế cho gia đình.

nghe-la-luong-cao

Trên thế giới, đã có không ít tuyển thủ có thu nhập "choáng" ở mức hàng triệu đô la như Faker, Perkz, sOAZ... nhờ vào việc chơi game.

Ngồi im cho muỗi đốt

Tại phòng thí nghiệm thuộc Khoa Côn trùng và Động vật y học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lần lượt mỗi người đưa 2 cẳng tay hoặc 2 cẳng chân vào lồng muỗi trong thời gian từ 10-15 phút và thư giãn chờ muỗi đốt hút no máu. Đây là quá trình “cho muỗi ăn”, “nuôi muỗi” theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tại đây, các nhà nghiên cứu có trách nhiệm nuôi muỗi đủ chất để chúng đẻ trứng mẩy và chắc. Từ đó cho ra đời những con muỗi mới khỏe mạnh, phục vụ cho công tác nghiên cứu. Phần này thuộc dự án đánh giá muỗi vằn (muỗi Aedes Aegypti) mang vi khuẩn Wolbachia (ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết) thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên (lây truyền bệnh sốt xuất huyết) trên đảo Trí Nguyên (tỉnh Khánh Hòa).

Nhờ nuôi muỗi bằng chính việc cho chúng đốt vào tay và chân của mình mà các nhà nghiên cứu tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có được những công cụ nghiên cứu tốt nhất cho các công trình khoa học của mình.

Nghề đập phá tivi

Trên đường Lý Thường Kiệt (Quận 10, TPHCM) có một cửa hàng chuyên thu mua tivi, đồ điện tử cũ. Đây là nơi tập hợp của nhiều người làm nghề đập phá tivi nhằm tận dụng những linh kiện, thiết bị còn dùng được để bán lại.

Bà Cao Thị Thủy (SN 1948, quê Tiền Giang) đã làm nghề này được gần 20 năm. Hàng ngày có người chở những chiếc tivi cũ đến bán cho bà. Sau khi thỏa thuận giá, bà liền tháo lớp ngoài và những thiết bị bên trong ra. Nếu bóng đèn tivi, các mấu sắt,… không còn dùng được bà sẽ đập nát ra để tận dụng sắt bán phế liệu.

Công việc này mang lại cho bà Thủy nguồn thu nhập ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Do người bán không chấp nhận việc kiểm tra máy bên trong nên người mua phải quyết định theo linh cảm và sự phán đoán của mình. May mắn mua chiếc tivi còn tận dụng được gần hết linh kiện thì lãi khoảng 40.000 đồng/chiếc. Còn không chỉ lãi khoảng 15.000-20.000 đồng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link