Cho con có cơ hội giao tiếp với những đứa trẻ khác
Cha mẹ đừng nên bảo bọc con quá mức, giới hạn mọi mối quan hệ của con. Thay vào đó, bạn tạo tạo nhiều điều kiện hết mức có thể để trẻ chơi và hòa nhập với những đứa trẻ cùng độ tuổi gần nhà hoặc ở trường. Nhờ những tương tác này, trẻ có thể phát triển trí thông minh giữa các cá nhân, trở nên hòa đồng, vui vẻ, tự tin và học hỏi được nhiều điều mới mẻ, bổ ích. Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý "chọn bạn mà chơi" thật kỹ lưỡng cho con, đừng để con giao du với những đứa trẻ xấu, tính khí tư lợi, khôn lỏi.
Khuyến khích tính ham hiểu biết và khám phá của trẻ
Tò mò và ham khám phá vốn dĩ là bản chất của con trẻ. Cha mẹ đừng cảm thấy phiền phức mà gạt bỏ sang một bên. Thay vào đó hãy không ngừng khuyến khích và cổ vũ, ở bên làm "thầy giáo" giảng giải kỹ lưỡng cho con từng chút một. Cha mẹ hãy bắt đầu bằng việc thu hút con vào những hoạt động mà con hứng thú, chia sẻ với con những sở thích và quan điểm của bạn và giải thích tại sao chúng lại hấp dẫn bạn. Những việc làm này sẽ giúp bạn và con thêm thấu hiểu lẫn nhau và truyền cảm hứng để con khám phá thêm những điều mới mẻ.
Giúp trẻ đặt ra những mục tiêu từ sớm
Giúp trẻ đặt ra những mục tiêu từ sớm không đồng nghĩa ép buộc con phải học không ngừng, luôn phải đạt điểm 10 ở tất cả các bài kiểm tra. Thay vào đó, cha mẹ nên đặt ra một vài mục tiêu phấn đấu tổng thể cho con từ khi chúng còn nhỏ, như tốt nghiệp đại học hay đơn giản là những mục tiêu ngắn hạn như hoàn thành một chương trình ngoại khóa hay trở thành tình nguyện viên… Đừng mải chú tâm hoàn thiện trí tuệ mà bỏ bê nhân cách của con. Hãy giúp con có ý năng động trân trọng cuộc sống và sống có trách nhiệm với chính mình và người khác.