Người xưa có câu: "Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm". Ý nói nhìn vẻ ngoài không thể biết được lòng người. Ngày nay không ít những người sống giả tạo, hai mặt, sống giả dối với người khác.
Chỉ có suy xét, quan sát cẩn trọng hành động của một người thì ta mới có thể phán đoán phần nào nội tâm của họ. Người có lòng dạ khó lường, tâm tư nham hiểm sẽ rất khó hành xử thẳng thắn, chính trực. "Kẻ giả tạo dùng miệng, người chân thành dùng tâm", lấy dối trả đổi về dối trá, lấy chân thành mới cảm được lòng người. Dưới đây là 4 biểu hiện của kẻ giả tạo, hai mặt, đạo đức giả cần sớm tránh xa:
Gió chiều nào theo chiều ấy
Một người thẳng thắn, chân thành luôn tự tin thể hiện tâm tư, suy nghĩ của mình cho đối phương. Họ không ngần ngại chỉ rõ lập trường, thái độ của bản thân, không vì tình cảm mà quên đi chính kiến.
Tuy nhiên, những kẻ 2 mặt, đạo đức giả thì thường hỏi ý kiến của người khác rồi mình theo chiều ý kiến của người ta. Họ thường hỏi dò người khác để biết tâm tư của họ. Sau đó, người ta sẽ vào hùa theo ý kiến đó để lấy lòng mọi người.
Luôn nói lời vuốt ve, nịnh nọt
Một lời khen chỉ có giá trị nếu được nói ra với tấm lòng chân thành, nhiệt tình. Với kẻ giả tạo, những câu nói như "giỏi quá đi mất", "quả thực lợi hại, phải học tập mới được",... chỉ là lời trót lưỡi đầu môi, dùng để lấy lòng, nịnh nọt người khác. Bản thân họ thường đưa ra những lời khen giả tạo, chung chung để lấy lòng người khác.
Thay vì có sở thích - sở ghét rõ ràng, hỉ, nộ, ái, ố, những kẻ giả tạo chỉ muốn xây dựng một thế giới "hoàn hảo", không bao giờ thể hiện sự chán ghét với ai.
Thích nói đế theo khi mọi chuyện đã rồi
Thay vì đóng góp ý kiến hay trình bày quan điểm vào những lúc cần thiết, người giả tạo, hai mặt thường đợi đến lúc thấy kết cục mới nói thêm vào kiểu như là: "Tôi biết nցɑy mà" hɑy "Từ ᵭầᴜ tôi ᵭã lườnց tɾước như vậy ɾồi"...
Họ muốn tự tạo ra một hình ảnh hiểu biết, thông thái trong mắt người ngoài. Nhưng quả thực, những câu nói của họ chẳng có chút giá trị nào cả. Thực ra, những câu nói sáo rỗng ấy lại càng khiến người xung quanh nhận ra bản chất và khả năng của một người.
Thường đưa chuyện thị phi
Có một chân lý rằng, con người càng sợ gì thì càng muốn thể hiện cái đó. Không ít người chỉ biết "miệng nam mô bụng một bồ dao găm", dùng lời nói để che giấu mục đích thực sự. Với họ, lời nói và suy nghĩ chưa chắc đã nhất quán, mà có thể chỉ là cách để đạt được lợi ích họ mong muốn.
Câu nói điển hình của họ sẽ là "Nói thật nhé...", "Tôi cảm thấy là...",... như một cách để gia tăng cảm giác thành tín của bản thân chứ không phải nội tâm. Họ thường tìm cách "giả vờ" đồng cảm với người khác, rồi từ đó lợi dụng mối quan hệ thân thiết mà thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Cuộc đời có muôn vàn kiểu người nhưng việc thân thiết với người hay đưa chuyện thị phi thì rồi có ngày bạn sẽ bị đâm sau lưng. Lúc biết được bộ mặt thật của họ thì đã quá muộn.