4 đặc điểm của người có tu dưỡng: Suốt đời thuận lợi, luôn gặp quý nhân phù trợ, gặp dữ hóa lành

08:00, Thứ bảy 28/01/2023

( PHUNUTODAY ) - Một người nếu có những đặc điểm này chứng tỏ rất có tu dưỡng, cuộc đời gặp toàn điều may mắn.

Thế nào là một người có tu dưỡng? Đây là một khái niệm tương đối trừu tượng, tu dưỡng là phẩm chất đạo đức và quy tắc ứng xử của một người. Sự tu dưỡng xuất phát từ nội tâm con người, phản ánh qua từng cử chỉ hành vi đúng mực.

Khi tiếp xúc với những người có tu dưỡng, những người có đạo đức cao thượng và học vấn uyên bác, bạn sẽ cảm thấy lòng tươi mát như làn gió xuân.

Ngược lại, khi tiếp xúc với những người không có sự tu dưỡng, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn khô héo và không có những ấn tượng tốt về họ.

Nhà văn người Anh Powys từng nói: “Bất kỳ ai, dù hiểu biết đến đâu, chỉ cần giữa học vấn và chuẩn mực đạo đức có tồn tại khoảng cách, thì đều không phải là người có tu dưỡng và được giáo dục tốt”.

9

Tu dưỡng không nhất định có quan hệ với học thức cũng như địa vị trong xã hội, tu dưỡng được thể hiện nhiều hơn thông qua những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Romain Rollang có một câu nói nổi tiếng: “Lòng tốt không phải là một loại học vấn, mà là một loại hành vi”. Một người thuần phác lương thiện hay không ít nhiều cũng có liên quan đến cách giáo dục mà anh ta tiếp thụ, nhưng điều đó không quá lớn, sự tu dưỡng thực sự xuất phát ra từ nội tâm con người.

Nếu một người có tâm địa xấu, dù cho họ có nhận được sự giáo dục cao đến đâu, cũng không thể lan tỏa yêu thương tới những người xung quanh, sự tu dưỡng là điều không thể ngụy tạo, mà nó có sức hút, sự quyến rũ xuất phát từ nội tâm.

Tục ngữ có câu: “Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con chuột lại đào hang”. Sự tu dưỡng cũng như thế, nó phụ thuộc khá nhiều vào ảnh hưởng của giáo dục từ gia đình, bầu không khí của gia đình tốt có thể nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất sắc, sự tu dưỡng xuất phát từ trái tim bắt nguồn từ những điều bình thường nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Một người có tu dưỡng có thể thể hiện qua bốn đặc điểm sau.

Nhẫn nại lắng nghe những ý kiến của người khác

Khi quan sát kỹ chúng ta có thể phát hiện ra rằng, bí quyết thành công của hầu hết những người nổi tiếng, họ không phải là vì họ hài hước hay biết cách nói chuyện, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là họ có tính nhẫn nại, có khả năng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đối phương.

Hemingway có câu: “Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng sau đó lại mất sáu mươi năm để học cách im lặng. Đôi khi, chúng ra nói càng nhiều, khoảng cách lại càng xa, mẫu thuẫn cũng nhiều hơn. Trong giao tiếp, hầu hết mọi người đều mong muốn biểu đạt ý kiến của bản thân, ai cũng muốn quan điểm của mình được công nhận, nhưng cuối cùng, họ không cũng không thể hiểu rõ được đối phương”.

Mỗi người đều mong muốn ý kiến của bản thân được coi trọng, điều này khiến hầu hết mọi người khi nói chuyện, không tự chủ mà nói thao thao bất tuyệt, không chỉ là truy cầu thể hiện bản thân, mà còn tìm sự tán thành, đồng thuận của người khác.

Một người có tu dưỡng biết cách thiện đãi và lắng nghe người khác hơn, họ có thể hiểu được những khúc mắc trong tâm của đối phương, từ đó có thể kiên nhẫn lắng nghe và đồng cảm hơn, từ đó họ dễ dàng có thể giải quyết những vấn đề và mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống.

8

Để mắt đến chuyện đại sự, không so đo toan tính thiệt hơn

Có câu nói “chịu thiệt là phúc”, nhiều người tưởng như chịu thiệt nhiều là điều không tốt, khi chịu thiệt thòi hay bị người khác chiếm đoạt lợi ích cá nhân, họ liền nghĩ đến tranh tranh đấu đấu.

Người có tu dưỡng sẽ không vì lợi ích trước mắt mà toan tính thiệt hơn, họ cho rằng “lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng”, họ hiểu rằng khi đối diện với mâu thuẫn, họ có cơ hội học cách trưởng thành hơn, khi bị lấy mất lợi ích thiết thân, họ có thể nhẫn chịu, xem nhẹ, vì họ biết, nếu có thể xả bỏ những thứ đó, họ có thể đắc được nhiều hơn thế.

Người có tu dưỡng sẽ không vì những chuyện nhỏ nhặt mà phiền lòng, sẽ không để cảm xúc chi phối mà làm lỡ những việc đại sự.

Người có tu dưỡng là người có thể bao dung, thấu hiểu cho người khác, tấm lòng thoát đãng, không suy tính thiệt hơn.

Tử tế và khiêm tốn

Hai chữ “tử tế”, nói ra thì dễ nhưng hành được tốt thì không phải ai cũng có thể làm được. Một trái tim thiện lương luôn được chào đón mọi lúc, mọi nơi. Trong cuộc sống, nếu mọi người đều có thể dùng sự tử tế chân thành để đối đãi với nhau, tin rằng mối quan hệ giữa người với người sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Có câu “Người giỏi bại bởi chữ kiêu”, có nhiều người rất có tài năng và bản sự, nhưng trên con đường dẫn đến thành công, họ có thể thất bại bởi một chữ “kiêu”, khi đạt được một thành tựu hoặc mục tiêu nào đó, họ sẽ dương dương tự đắc, tự cao tự đại và cho bản thân mình là trung tâm, tốt hơn người khác.

Người có giáo dưỡng sẽ học cách khiêm tốn, lịch sự, có thể phát hiện ra những thiếu sót, từ đó hoàn thiện bản thân hơn.

Không tự ý gây phiền phức, rắc rối cho những người xung quanh

Một người không tự ý gây ra phiền phức cho người khác, nhất định là một người có giáo dưỡng tốt, sự tu dưỡng tốt nhất chính là không tự ý mang lại rắc rối cho người khác, mà ngược lại, có thể tự hướng vào nội tâm để giải quyết những khúc mắc của mình.

Có nhiều người tự họ không muốn tự gây rắc rối cho bản thân, mà lại vì lợi ích của bản thân mà gây rắc rối đến cho người khác, những người này xem ra có vẻ là tinh minh, nhưng kì thực lại rất ngu ngốc. Cần phải biết rằng sẽ không một ai nguyện ý tiếp xúc với một người hay mang lại phiền phức cho họ cả.

Người thực sự có tu dưỡng, khi gặp vấn đề họ có thể tự soi xét bản thân để tìm ra những phương án xử lý tốt nhất, không tùy ý mang lại phiền phức, rắc rối cho những người xung quanh, họ có thể đặt vị trí của mình vào người khác, nghĩ cho người khác nhiều hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo