4 đại kỵ ngày Rằm tháng Chạp ai cũng phải tránh kẻo xui xẻo ập tới

19:56, Thứ tư 08/01/2020

( PHUNUTODAY ) - Rằm tháng Chạp người Việt Nam thường thắp hương cúng tổ tiên, thổ địa xin sức khỏe, may mắn.

 Ngày rằm tháng Chạp (15 tháng 12 âm lịch) là 1 trong những ngày quan trọng cuối cùng của năm, trong ngày này, ông cha ta cũng nhắc nhở về những điều cần kiêng kỵ sau đây:

cung-ram

Tránh làm vỡ bát đĩa trong ngày rằm

Vào ngày rằm, các cụ xưa cực kì kiêng kị làm vỡ bát đĩa - bởi theo quan niệm dân gian, những ngày này mà bát đĩa vỡ mẻ là điềm báo xui rủi, kém may mắn.

Bát đĩa vỡ còn tượng trưng cho gia đình lục đục, vẫn biết chẳng ai cố tình đập vỡ bát nhưng tới tháng Chạp, bạn hãy cẩn thận với bát đĩa trên tay mình nhé.

Tháng Chạp không trồng cây có âm khí trong nhà

Theo dân gian, cây dâu tằm, cây tre, trúc, bạch đàn, hoa huệ, xương rồng… là những cây có nhiều âm khí, không thích hợp trồng trong nhà vì sẽ mang tới những điều không may cho gia chủ. Hãy chọn những loại cây phong thủy cát tường vượng vận tăng phúc để tăng thêm vận khí cho gia đình mình mà vẫn đẹp nhà đẹp cửa.

Không cho vay mượn tiền vào ngày rằm tháng Chạp

Vào ngày rằm tháng Chạp tốt nhất là không cho người khác vay tiền, bởi điều này sẽ khiến tài lộc vào năm mới của bạn gặp nhiều khó khăn, vận may cũng không nhiều khiến việc làm ăn của bạn gặp nhiều xui xẻo, bị thua lỗ…

Không nên tranh cãi, gây gổ, đánh nhau

Tháng Chạp là lúc ngày cùng tháng tận, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối.

Đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp

Đồ lễ để dâng lên thần linh, gia tiên cần chuẩn bị thành tâm thành ý, thể hiện sự trân trọng của gia chủ là đủ.

Cúng lễ chay gồm trầu cau, hoa quả, hoa tươi, hương đèn, nước sạch và nến.

Các loại hoa quả gia chủ có thể cúng bao gồm: Phật thủ, táo, cam, dưa hấu, chuối….

Các loại hoa thường dùng là hoa cúc, hoa hồng…..

Nếu cầu kỳ hơn các gia đình có thể bày biện lễ mặn.

Lễ mặn bao gồm: Xôi gấc, xôi đậu xanh, bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, giò chả, nem rán, món xào, canh măng miến…

Đối với lễ cúng chay, mâm lễ bao gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…

Thời gian cúng

Không nên làm lễ cúng quá sớm hay quá muộn, có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 âm lịch tháng Chạp.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê