4 giai đoạn của cuộc đời, bạn đang “chịu khổ” ở giai đoạn nào?

( PHUNUTODAY ) - Cuộc đời vốn "khổ" rồi nhưng bạn được quyền chọn "khổ" theo cách của bạn. Vậy hãy suy ngẫm và lựa chọn cách sống thật đúng đắn.

Đời thật là khổ. Bạn chịu hết khổ rồi thì bạn sẽ chết. Theo tác giả Mark Manson, "cái khổ" đó được chia làm 4 giai đoạn và sau khi đọc bài viết này, mọi người nên dựa vào các phân tích sau để xem thử mình đang "chịu khổ" ở giai đoạn nào?

Giai đoạn 1: Bắt chước người khác 

Khi được sinh ra, chúng ta không tự lo được cho bản thân và phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn và chắc chắc là không thể tự trả thuế.

Khi còn nhỏ, cách học tập tự nhiên của chúng ta là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên, ta học các kĩ năng thuộc về thể chất như đi lại và nói chuyện. Sau đó, chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình.

Khi được sinh ra, chúng ta không tự lo được cho bản thân và phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Khi được sinh ra, chúng ta không tự lo được cho bản thân và phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Và, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các quy tắc và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà được xã hội chấp nhận phổ biến.

Mục tiêu của Giai đoạn 1 là dạy cho chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể trở thành những người trưởng thành tự chủ và tự lập. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ giúp đỡ ta đạt tới dấu mốc đó thông qua sự hỗ trợ để ta có thể tự ra quyết định và hành động.

Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân

Đây là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với tất cả những sự vật đó. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình trở nên độc đáo.

Giai đoạn 2 sẽ bao gồm rất nhiều phép thử sai và chúng ta sẽ phải thử nghiệm: sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với người mới, uống đồ mới và thử "quan hệ" với người lạ.

Đây là quá trình tự khám phá bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, một số có thể thất bại. Mục đích ở đây là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.

Giai đoạn Hai kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu đối mặt với những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Và mặc dù có lẽ bạn đã biết qua Oprah Winfrey (nhà từ thiện, người dẫn chương trình Talk show rất nổi tiếng, nhà xuất bản tạp chí...) và Deepak Chopra (tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như Không tuổi tác, không thời gian, Sự Sống - Cái chết, Bảy quy luật tinh thần của thành công...) nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng việc khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.

Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến mức nào. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào cả. Thật đáng buồn khi biết được nó nhưng điều quan trọng là tôi hiểu thực tế là như vậy. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.

Có những người "cứ mãi khởi nghiệp" khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những người không thể có một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. 

Đến một lúc nào đó, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực; vì vậy, chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý

Giai đoạn 3 là giai đoạn tạo nền móng vững chắc cho cuộc đời mỗi người. Bạn đã chia tay những người kìm hãm mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.

Giai đoạn 3 là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước

Giai đoạn 3 là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước

Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kỹ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, Giai đoạn 3 là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.

Giai đoạn Ba là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình trong cuộc đời này. Tất cả chỉ là xây dựng gia tài của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn bằng cách nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá, một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn Ba là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút so với lúc mà bạn hiểu được nó.

Giai đoạn 4: Di sản 

Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. 

Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra một di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.

Việc này đơn giản như việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống.

Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò hoặc thực tập sinh. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.

Giai đoạn Bốn rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link