4 kiểu người tự chuốc lấy phiền muộn và bế tắc, ngụp lặn trong khổ não, chẳng phút nào được an yên

22:01, Chủ nhật 27/07/2025

( PHUNUTODAY ) - 4 kiểu người tự chuốc lấy phiền muộn theo lời Phật dạy sau đây, tâm trí của họ bị thế giới bên ngoài tác động và tùy ý xoay chuyển, sống một cuộc đời đau khổ và mệt mỏi nhất, chẳng phút nào được an yên.

1. Kiểu người không bao giờ biết đủ

Đức Phật nói rằng ,những người có nhiều dục niệm, luôn ham muốn lợi ích, cũng sẽ đau khổ nhiều hơn người bình thường.

Kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta biết rằng, đôi khi để có được thứ gì đó, chúng ta có thể phải từ bỏ nhiều hơn.

Theo Phật giáo, lòng ham muốn (bao gồm tham lam, tham ái, tham dục, dục vọng) là phiền não căn bản tồn tại trong tất cả mọi người. Tham ái và vô minh chính là cội nguồn của mọi tranh chấp, khổ đau.

Vì lòng tham vốn vô hạn, dục vọng không có điểm dừng nên Phật giáo dạy người phát huy tỉnh thức để chuyển hóa, giảm thiểu và buông xả bớt ham muốn nhằm thiết lập bình an, lợi mình và ích người.

Đức Phật nói rằng ,những người có nhiều dục niệm, luôn ham muốn lợi ích, cũng sẽ đau khổ nhiều hơn người bình thường. (Ảnh minh họa)
Đức Phật nói rằng ,những người có nhiều dục niệm, luôn ham muốn lợi ích, cũng sẽ đau khổ nhiều hơn người bình thường. (Ảnh minh họa)

2. Kiểu người luôn đắm chìm trong quá khứ, không dứt ra được

Trong cuộc sống này có rất nhiều việc xảy ra không đúng như ý muốn của chúng ta. Lúc đó chúng ta có than vãn, buồn phiền cũng không giải quyết được gì mà còn khiến bản thân thêm mệt mỏi hơn.

Bởi thế Phật dạy, chuyện gì đã qua hãy cứ để cho nó qua. Bởi càng lưu luyến thì càng khổ đau hơn mà thôi.

Cuộc sống vốn đầy rẫy những ẩn số, nhưng điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn là điều gì đã xảy ra trong quá khứ.

Đức Phật dạy: "Quá khứ đã đi qua – Tương lai thì chưa tới – Chỉ phút giây hiện tại – Là giây phút nhiệm mầu".

Quá khứ là những chuyện đã xảy ra mà ta không thể thay đổi được.

Sống tiếc nuối quá khứ sẽ làm hiện tại bị buông lơi và giây phút mầu nhiệm của hiện tại không được nhận biết.

Tương lai chưa bao giờ tới nên không biết trước chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai. Sống lo lắng vì tương lai sẽ đánh mất hiện tại, phút giây thực sự mình đang sống.

Buông bỏ quá khứ không có nghĩa chối bỏ quá khứ mà học những kinh nghiệm quý báu trong quá khứ nhằm xây dựng hiện tại.

Quá khứ có thể vẻ vang hay khổ đau nhưng đó đều là những bài học. Điều gì vẻ vang thì phát huy trong hiện tại. Điều gì khổ đau thì không chìm đắm, tìm cách chuyển hóa trong hiện tại.

3. Kiểu người ngu dốt mù quáng, không tin nhân quả

Đau khổ lớn nhất trong cuộc đời là vì sự ngu dốt và thiếu hiểu biết, chúng ta tốn quá nhiều sức lực để leo lên những đỉnh cao mà ta tự đặt ra, sẵn sàng tìm mọi cách để đạt được mục đích, thậm chí dùng cả thủ đoạn và coi khinh nhân quả.

Phật dạy rằng, người ngu si, vì thiếu hiểu biết, nên đã biến “tự ngã”, biến sự ngu dốt của mình thành ra kẻ thù gây đau khổ cho chính mình.

Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy.

Do nhận thức đúng về nhân quả nên người con Phật luôn thận trọng trong mỗi việc làm, lời nói và suy nghĩ của chính mình.

Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu.

Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo tốt đẹp, còn làm các điều xấu xa tội lỗi bị quả báo khổ đau.

Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo tương xứng khác nhau.

4. Kiểu người tham ngũ dục, không thể buông bỏ

Theo giáo lý nhà Phật, ngũ dục tức chỉ năm sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ tiềm, bao gồm:

  • Sắc dục: ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt, hay người nữ thích người nam hoặc ngược lại.
  • Thanh dục: ham muốn tiếng hay, lời nói ngọt ngào, êm tai. 
  • Hương dục: ham muốn mùi thơm ngào ngạt, hay mùi hương của người nữ hoặc người nam. 
  • Vị dục: ham muốn đồ ăn, thức uống ngon ngọt, bổ dưỡng để phục vụ cho cái thân giả tạm. 
  • Xúc dục: ham muốn sự đụng chạm mềm dịu của người nữ để thỏa mãn dục vọng.

Ngũ dục còn có 5 thứ sau:

  • Tài dục: ham muốn tiền bạc, vàng ngọc thật nhiều như cái bình không đáy. 
  • Sắc dục: ham sắc đẹp, mỹ miều, kiêu sa, nghiêng nước nghiêng thành. 
  • Danh dục: ham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt, ông này bà nọ… 
  • Thực dục: ham muốn thức ăn ngon và ăn thật nhiều cao lương mỹ vị để thỏa mãn cho cái thân này. 
  • Thùy dục: ham muốn ngủ nghỉ thật nhiều.

Ngũ dục cũng còn được gọi là "ngũ độc tiễn" tức năm mũi tên độc hại. Ngũ dục là năm món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến người và chư thiên.

Nếu ta không kiểm soát tốt Ngũ căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thức) để cho say đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẻo ác và đọa lạc.

Tham đắm ngũ dục sẽ bị trói buộc bởi năm thứ độc hại của ham muốn, khiến con người lầm đường lạc lối, tạo ra ác nghiệp, quả báo nhiều kiếp.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mỹ Dạ