4 ngành học điểm đầu vào cực cao nhưng rất dễ thất nghiệp, thu nhập không ổn định

07:00, Thứ tư 18/05/2022

( PHUNUTODAY ) - Những ngành nghề dưới đây có điểm đầu vào rất cao, nhưng khi ra trường lại cực kỳ khó xin việc.

Mỹ thuật

Nhiều sinh viên chọn chuyên ngành mỹ thuật chỉ để trở thành một họa sĩ. Tuy nhiên, lý tưởng thì đẹp đẽ, thực tế đôi khi phũ phàng. Hàng năm, có hàng trăm nghìn sinh viên đại học được đào tạo bởi các học viện mỹ thuật các cấp, nhưng chỉ một số ít trong số họ có thể trở thành họa sĩ.

Thậm chí thực sự trở thành một họa sĩ không có nghĩa là có thể tự nuôi sống bản thân. Nhiều sinh viên nghệ thuật chọn chuyển đổi nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Quá khó để thành công trong ngành nghệ thuật. Bạn không chỉ cần sự chăm chỉ, tài năng mà còn cần cả sự may mắn.

Kỹ thuật về môi trường

Con người ngày nay ngày càng ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, giá trị của ngành Kỹ thuật môi trường ngày càng trở nên nổi bật hơn nên nhiều sinh viên cũng lựa chọn ngành học này. Tuy nhiên, mặc dù công tác bảo vệ môi trường là rất quan trọng nhưng xét từ khía cạnh việc làm, sinh viên chuyên ngành này có rất ít cơ hội để lựa chọn.

2

Chuyên ngành Tâm lý học

Nhịp độ làm việc và cuộc sống của con người hiện đại ngày càng nhanh, các vấn đề tâm lý khác nhau nối tiếp nhau xuất hiện, chính vì vậy triển vọng của Tâm lý học đang dần trở nên lạc quan. Tâm lý học chắc chắn có một vai trò nào đó, nhưng không có nhiều công việc tâm lý học phù hợp trên thị trường hiện tại.

Dù nhiều người mắc bệnh tâm thần nhưng họ rất ngại mở lòng với bác sĩ tâm lý. Hơn nữa, các tiêu chuẩn tâm lý học không đồng nhất, cùng một phương pháp tâm lý học nhưng lại có tác dụng khác nhau, điều này quả thực dễ khiến người ta có vấn đề tâm lý không tin tưởng, từ đó ảnh hưởng đến thị trường việc làm của nghề này.

Chuyên ngành Lịch sử

Nhiều người quan tâm đến việc khám phá lịch sử. Tuy nhiên, có hứng thú là một chuyện, thực sự dựa vào chuyên ngành Lịch sử để tìm việc là rất khó. Đặc biệt nếu bạn tốt nghiệp đại học, về cơ bản rất khó tìm được việc làm với mức độ phù hợp cao hơn. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức.

Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo