Đặt giới hạn chi tiêu cho từng tháng
Để có thể tích lũy được tiền bạc phòng những lúc xảy ra sóng gió, ốm đau, bạn nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Bạn không nên mua sắm theo ý thích khiến tài chính hao hụt không rõ lý do. Vì vậy, dựa trên mức thu nhập hàng tháng, hãy đặt giới hạn cụ thể khoản tiền tối đa dành cho việc mua sắm là bao nhiêu và nghiêm túc thực hiện.
Ngoài ra, bạn cũng nên lên danh sách chi tiết các món đồ cần mua giúp tránh được việc mất tiền cho những thứ không cần thiết để cắt giảm chi tiêu không đáng có. Thêm vào đó, trước khi bạn định chi tiền mua bất cứ thứ gì, hãy dừng lại vài phút và đặt câu hỏi với bản thân: tại sao lại mua nó, có thực sự cần thiết hay không, đã có món nào tương tự chưa, thời gian sử dụng bao lâu... Nếu không có một câu trả lời thuyết phục, hãy đặt món đồ ấy trở lại kệ thay vì đem đi thanh toán. Làm như vậy, bạn sẽ không chi tiêu quá tay.
Ghi chép khoản chi trong tháng
Không phải ai cũng có khả năng nhớ được tất cả những thứ mình đã tiêu. Chính vì vậy, việc bạn lưu lại hóa đơn hoặc ghi chép chi tiêu mỗi ngày sẽ giúp bạn dễ dàng rà soát đầu ra mỗi tháng. Hiện nay có nhiều ứng dụng trên điện thoại hỗ trợ cập nhật các khoản chi theo từng hạng mục, việc thống kê dễ dàng hơn. Đồng thời, việc ghi lại mọi thứ sẽ giúp cho bạn so sánh thu nhập và mức chi mang đến cái nhìn tổng quát về khả năng quản lý tài chính, từ đó đưa ra kế hoạch cân đối ngân sách, tiết kiệm dễ dàng hơn.
Xây dựng kế hoạch lớn
Nếu như bạn có ước mơ mua nhà, mua ô tô hoạch dành tiền đầu tư cho con cái học hành thì bạn cần phải có kế hoạch ngay từ bây giời. Đồng thời, bạn có thể in bảng kế hoạch ra giấy và dán ở nơi dễ nhìn thấy hàng ngày nhằm có thêm động lực thực hiện những mục tiêu to lớn đó.
Lập ngay một cuốn sổ tiết kiệm
Đặt giới hạn chi tiêu, lập kế hoạch, thống kê thu nhập và khoản chi hàng tháng... giúp bạn cân đối ngân sách. Đồng thời, việc này cũng giúp bạn thực hiện mục tiêu tiết kiệm. Bạn nên đặt giới hạn chi tiêu, trích ra một khoản gửi tiết kiệm... giúp bạn chủ động tài chính, ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Nếu bạn cảm thấy việc phân bổ chi tiêu quá khó khăn, bạn nên lập ngay một cuốn sổ tiết kiệm. Trừ đi mức sinh hoạt phí cần thiết, khoản tiền dư hãy đặt vào đây. Khi gửi tiết kiệm, nên cân nhắc về kỳ hạn, so sánh mức lãi suất từ các ngân hàng để có lựa chọn phù hợp nhất. Đồng thời, để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, bạn nên kiểm tra kỹ các chính sách của ngân hàng như ngày đáo hạn, tất toá