Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa
Nhiều người thường có thói quen đổ trực tiếp nước rửa bát lên chén đĩa rồi rửa. Theo các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều.
Sau Khi bát khô bạn tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh khiến bạn rước bệnh vào người.
Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa
Việc rửa bát qua loa khiến cho nước rửa bát không thể nào sạch. Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua. Khi bạn ăn bát đũa chưa rửa kỹ khiến bạn dễ mắc bệnh.
Đổ quá nhiều nước rửa chén
Nhiều người thường đổ quá nhiều nước rửa chén trong một lần sử dụng vì cho rằng bát đũa qua bẩn nên phải cho nhiều nước rửa thì mới sạch được lượng mỡ bám vào bát đũa.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch.Tuy nhiên trong nước rửa chén bát, “tác dụng phụ” của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, những chất còn sót lại sẽ thôi ra thức ăn khi dụng cụ đó được tái sử dụng.
Dùng xà phòng để rửa chén
Mỗi một sản phẩm đều có một chức năng riêng biệt của nó, nước rẳ bát chuyên rửa bát, xà phòng thì dùng giặt quần áo. Tuy nhiên, nhiều người vì tiện lợi nên dùng xà phòng để rửa bát khiến xà mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư.
Theo các chuyên gia cho thấy khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể…