4 tác hại khôn lường của rau mồng tơi nếu ăn theo kiểu này, cái số 2 có thể lấy mạng người nhanh chóng

08:46, Thứ ba 15/01/2019

( PHUNUTODAY ) - Bên cạnh những công dụng tốt, mồng tơi cũng đem đến những tác hại không mong muốn nếu ta lạm dụng, ăn sai cách. Hãy chú ý những điều sau đây khi ăn loại rau này:

1. Công dụng của rau mùng tơi

Trước tiên, nói đến công dụng của rau mồng tơi thì nhiều vô số kể. Bởi rau mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng nhuận tràng, thải chất chống béo phì nên đây được xem là vị “cứu tinh” cho những ai có mỡ và đường cao trong máu, đặc biệt là phụ nữ muốn giảm cân.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A có trong mồng tơi rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus. Thế nên, những ai nằm thuộc tuýp người ốm yếu, cơ thể hay mắc bệnh thì đừng quên dùng đến rau mồng tơi.

wdg1499402156

Hơn nữa, điều đặc biệt ở rau mồng tơi là chất nhầy. Với một số người, chất nhầy này gây ra cảm giác khó ăn nhưng chắc họ không ngờ rằng chính chất nhầy đó lại giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, kích thích động ruột, ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả.

Ngoài ra, trong trường hợp những ai bị bỏng nhẹ ngoài da cũng có thể dùng mồng tơi giã nát, sau đó đắp vào vết bỏng sẽ giúp làm mát da, giải độc và vết thương mau lành.

Tuy nhiên, đi đôi với những công dụng trên là các tác hại không ngờ của rau mồng tơi mà ít ai biết đến. Do đó, khi ăn rau mồng tơi mọi người cần lưu ý tránh một số điều sau đây.

2. 4 tác hại khôn lường của rau mồng tơi

Ăn sống gây đầy bụng, khó tiêu

Theo kinh nghiệm dân gian, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, mướp hương, đậu bắp, rau đay…cần được nấu chín kỹ. Việc ăn sống có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Những người ăn uống khó tiêu, thường đầy bụng, lạnh bụng hoặc gặp vấn đề khi độ ẩm môi trường tăng (đau nhức xương khớp, bắp thịt, cơ thể nặng nề) nên hạn chế dùng để tránh làm cơ thể ốm yếu thêm.

Mồng tơi cần được nấu chín tới để tận dụng các chất dinh dưỡng trong rau. Không nên để sống hoặc chín kỹ, không đậy nắp sau khi nấu.

Ăn khi bị sỏi thận

Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mồng tơi. Nguyên nhân là do rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric. Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Ăn khi bị tiêu chảy

mung-toi

Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người đang bị đau bụng, tiêu chảy nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

Ăn nhiều mồng tơi gây mảng bám ở răng

Nếu thường xuyên ăn rau mồng tơi, sau khi ăn, bạn sẽ có cảm giác như răng bị nhớt và mảng bám. Xuất hiện vấn đề này là do các axit oxalic trong thực phẩm này không hòa tan trong nước nên chúng lì lợm bám lại ở răng. Thế nên, cách tốt nhất để loại bỏ chúng là cần phải đánh răng ngay sau bữa ăn.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy ăn mồng tơi như thế nào cho tốt? Thì các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chúng ta nên ăn rau mồng tơi cách bữa và chế biến thành nhiều món khác nhau, điều này không những giúp ăn ngon mà còn phát huy được công dụng của nó.

rau-mong-toi-huong-khanh

Đồng thời, để khắc phục hàm lượng axit oxalic có trong mồng tơi – một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng thì chúng ta nên ăn kèm mồng tơi với các thực phẩm giàu vitamin C như: cà chua, bông cải xanh, súp lơ… Và sau khi ăn có thể tráng miệng bằng các loại quả như: đu đủ, dâu tây, ổi… để các vitamin có trong thực phẩm này giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ lại canxi và sắt.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc