4 tuổi bị đuối nước được người lạ cứu, 9 năm sau quay về chốn cũ cậu bé gặp cảnh tượng không ngờ

( PHUNUTODAY ) - Câu chuyện này sẽ cho bạn thấy luật nhân quả trên đời là có thật.

Tai nạn bất ngờ của cậu bé 4 tuổi

Năm 1965, một cậu bé tên Roger Lausier, 4 tuổi đi chơi cùng với mẹ ở bờ biển thành phố Salem, bang Massachusetts, Mỹ thì bỗng dưng gặp nạn. Chỉ một thoáng không để ý, mẹ cậu bé đã suýt khiến cho con trai mình mất mạng.

Bị một dòng nước ngầm nguy hiểm cuốn đi, Roger bị sóng biển nhấn chìm và bắt đầu bị ngạt thở.

Vào đúng lúc đó, một ân nhân cứu mạng không ngờ xuất hiện. Đó là một người phụ nữ tên là Alice Blaise. Ngay sau khi trông thấy cậu bé Roger giữa những đợt sóng biển nhấp nhô, Alice đã hành động rất nhanh và lao mình xuống dòng nước, giành giật cậu bé khỏi tay tử thần.

Sau khi đưa Roger lên bờ, Alice đã nhanh chóng hô hấp và làm CPR, may mắn cứu sống cậu bé 4 tuổi.

Mọi chuyện cứ thế trôi đi, tưởng rằng mối nhân duyên tốt đẹp giữa họ đã dừng lại thì bỗng một sự việc xảy ra vô cùng trùng hợp, khiến những người hay biết câu chuyện này đều không khỏi kinh ngạc vì những điều tưởng như chỉ có ở trong tiểu thuyết.

cach-so-cuu-nguoi-duoi-nuoc

Và màn "hồi đáp" ngoạn mục 9 năm về sau

Đến năm 1974, tức là 9 năm sau sự cố ngày nào, Roger đã trở thành cậu bé 13 tuổi khỏe mạnh, tự tin và vẫn yêu thích những bãi biển như bất kỳ một cậu bé tuổi teen nào.

Một hôm, Roger trở lại đúng bãi biển ngày xưa, nơi cậu đã thoát khỏi bàn tay tử thần, nơi cậu như được sinh ra lần thứ 2. Bỗng cậu nghe thấy tiếng một phụ nữ kêu cứu rằng chồng mình đang bị đuối nước.

Roger dùng một chiếc bè nổi để lao tới chỗ người đàn ông đang bị đuối nước rồi nhảy xuống nước, đưa nạn nhân lên chiếc bè. Nhờ sự nhanh trí của mình, Roger giúp người đàn ông may mắn thoát nạn.

Mặc dù đây là một chiến công tuyệt vời của cậu bé 13 tuổi, nhưng mọi chuyện còn hơn như thế. Không ai ở bãi biển lúc đó, kể cả Roger nhận ra điều kỳ diệu vừa mới xảy ra. Vợ của người đàn ông được cậu cứu sống không phải ai khác, mà chính là Alice Blaise. Alice Blaise dĩ nhiên không thể nhận ra cậu bé cô đã cứu sống 9 năm về trước, còn Roger khi được cứu sống cũng quá nhỏ và không nhớ được mặt của ân nhân.

Mọi chuyện chỉ được làm sáng tỏ khi hôm sau, khi báo đài đưa tin, thì Alice mới nhận ra Roger là ai.

Luật nhân quả trong Đạo Phật

30-10-2017(2)4

Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.

Hầu hết chúng ta sống một cuộc đời tương đối như những con người lành mạnh. Thật vậy, theo lời đức Phật dạy trong các kinh điển có được thân người hôm nay là một phước duyên thù thắng và vô cùng quý báu. Ðó là kết quả của vô lượng công đức trải qua nhiều kiếp tu hành của chúng ta. Mỗi cá nhân đã nỗ lực tinh tấn tu hành mới có được cái thân người này.

Tại sao nó quý báu như vậy? Bởi lẻ thân người giúp chúng ta có nhiều thuận duyên tu tập phát triển đời sống đạo đức hầu mưu tìm hạnh phúc cho chúng ta và những người khác. Loài vật không có khả năng thực hành đạo đức như con người vì chúng đang sống trong cõi vô minh.

Cho nên chúng ta nên biết quý trọng cái thân người nầy và cố gắng bằng mọi cách tinh tấn tu hành để mong được tái sinh làm thân người ở kiếp sau. Mặc dù chúng ta luôn mong ước đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, chúng ta nên biết rằng con đường tu hành để thành Phật là rất dài mà chúng ta muốn thành tựu cần phải trải qua các khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị tu tập.

Như chúng ta đã biết để bảo đảm được tái sanh làm người với đầy đủ khả năng có thể theo đuổi con đường tu tập, hành giả trước tiên phải áp dụng thực hành đạo đức. Ðiều này, theo giáo lý đức Phật, có nghĩa là con người cần tránh, không làm mười điều ác. Sự khổ gây ra do mỗi việc làm ác này, có nhiều mức độ khác nhau. Ðể đưa ra những lý do cho chính bản thân mình cần tránh các hành động bất thiện đó, chúng ta phải hiểu rỏ về luật Nhân Quả.

“Nghiệp” hay “Karma” có nghĩa là “hành động” nhằm chỉ một việc làm chúng ta tham dự vào cũng như hậu quả của nó. Khi chúng ta nói hành vi sát hại thì chính tác động đó sẽ dẫn đến việc cướp đi mạng sống của một người. Kết quả tai hại hơn của hành động giết người này là gây đau khổ cho nạn nhân cũng như nhiều người thân yêu của họ.

Nghiệp nhân của việc làm ác đó còn gây ảnh hưởng xấu đến kẻ sát nhân. Những quả báo này không chỉ giới hạn trong cuộc đời hiện tại mà thôi. Thực ra kết quả của một hành vi bất thiện sẽ phát triển theo thời gian, cho nên sự thiếu từ tâm nơi kẻ sát nhân tàn bạo hủy diệt mạng sống con người nói trên được khởi đầu từ cuộc đời quá khứ của hắn đã từng xem nhẹ mạng sống mọi người cũng như loài vật và côn trùng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link