Nếu bạn sử dụng sân sau làm sân vườn thì càng cần chú ý đến yếu tố cân bằng âm dương, loại bỏ đi các khí xấu, lưu thông các dòng khí để có thể mang lại vận may và tài lộc vào nhà.
Dù phong thủy sân vườn sau nhà có tốt như thế nào chăng nữa cũng cần phải chăm sóc cây cối xanh tốt sẽ giúp mang lại nhiều tài lộc và đẩy lùi những điều không may.
1. Sau nhà trồng cây chuối
“Trước cau, sau chuối” trong kiến trúc phong thủy nhà truyền thống. Theo kinh nghiệm của cha ông, hẳn ngôi nhà của bạn dù chật hẹp hay rộng rãi vẫn sẽ tạo được thế huyền vũ (thế núi tựa) cho lưng nhà và minh đường (sân – khoảng trống) phía trước nhà, đem lại một không gian kiến trúc hài hòa, hợp phong thủy.
Cây chuối có nhiều tàu lá to, thân to tròn gồm nhiều lớp bẹ kết gắn chặt lại mà thành cây. Cây chuối là loại cây đẻ mầm rất nhanh, sống khỏe, tạo thành khóm, bụi nên mang nét vững chắc, có tác dụng che chắn khí lạnh từ phương Bắc và Đông Bắc thổi tới để giữ ấm cho ngôi nhà.
Hoa chuối trổ bông xòe rộng như những ngón tay chở che. Buồng chuối đều sai quả, biểu tượng cho sự sung túc, tán lá như những cánh tay trải rộng bao bọc gợi liên tưởng mang lại sự may mắn cho gia chủ.
2. Sau nhà trồng cây trúc
Cây Trúc là hình ảnh của trời đất rộng dài, trường xuân vĩnh cửu. Trong phong thủy, trồng cây Trúc trước nhà đem lại may mắn, tốt lành, xua đi những rủi ro, vận xui cho gia chủ.
Dáng vẻ mộc mạc, thanh tao của cây thể hiện sự sống bình yên và tao nhã trồng cây này trước nhà mang tới sự may mắn và an lành cho gia đình.
3. Sau nhà trồng cây thiên tuế
Cây thiên tuế là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích, bởi dáng đứng hiên ngang, cứng cỏi. Cây thiên tuế được sử dụng nhiều để trồng ngoại cảnh hay làm cây công trình với giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa phong thủy cao.
Hình ảnh cây thiên tuế với cái tên đầy ý nghĩa cùng với dáng đứng hiên ngang, bất khuất đã thể hiện được sự sang trọng, sự uy nghi của cây.
Vì vậy, cây thiên tuế sẽ đem lại sự cân bằng năng lượng của gia chủ, đem đến sự bền vững trong cuộc sống và sự nghiệp.
4. Sau nhà trồng cây đại phú gia
Cây đại phú gia được nhiều người ưa chuộng trồng làm cây cảnh nội thất, cây cảnh ngoại thất. Cây mang ý nghĩa như tên gọi của nó, đem lại tiền tài, sức khỏe, phú quý cho gia chủ.
Trong từ Hán Việt, đại có nghĩa là to lớn, phú ý chỉ tiền tài, phú quý, gia là nhà hay có nghĩa là người chủ nhà. Ngay từ tên gọi, đại phú gia đã có hàm ý mang lại phú quý, tài lộc cho gia chủ.
Trồng cây này không chỉ để làm cảnh mà còn giúp người trồng thêm phần may mắn, làm ăn phát đạt, cuộc sống ấm no, thịnh vượng.
5. Sau nhà trồng cây lộc vừng
Ở một số vùng phía Bắc, lộc vừng được xếp vào danh sách “tứ quý” gồm cây sanh, cây sung, cây tùng, lộc.
Theo phong thủy, cây lộc vừng được coi là biểu tượng của sự may mắn, sung túc. Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng ngụ ý là nhỏ nhưng nhiều, thêm vào đó hoa xum xuê buông xuống như bức màn nhung đỏ rất đẹp, mang ý nghĩa về sự thịnh vượng.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm