Thông thường, phần lớn những nốt rôm sảy sẽ tự lặn sau một thời gian nhưng đôi khi do cha mẹ chủ quan hoặc lơ là sẽ khiến tình trạng rôm sảy kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như nếu bị trẻ ngứa, gãi nhiều làm xây xát, trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra mụn nhọt, nhiễm trùng và thậm chí là nóng sốt, hạ huyết áp, nôn mửa…
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến rôm sảy, mẩn ngứa, mề đay lặp đi lặp lại là do không tìm được nguyên nhân gây bệnh thực sự. Vì vậy, tìm ra được nguyên nhân chính gây ra rôm sảy, mẩn ngứa, mề đay rất cần thiết để các mẹ có các biện pháp can thiệp kịp thời giúp con “chia tay” rôm sảy, mẩn ngứa.
1. Thường xuyên vệ sinh – tắm rửa
Tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng). Nếu bị rôm sảy, tại vùng da khu trú có thể đắp khăn ướt cho da được “mát”. Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé.
2. Lựa chọn áo quần
Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”. Không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da. Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người.
3. Chú ý trong sinh hoạt
Hạn chế con chơi đùa ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nếu ra nắng nên cho con dùng nón rộng vành. Ngoài ra, phòng ở phải thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ ở 27- 28 độ C cho da được “mát”, không nên để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé.
4. Cẩn thận trong ăn uống
Bạn nhất định phải cho trẻ uống nước sôi. Trẻ lớn hơn không nên uống nước chứa nhiều đường, cà phê, cồn như rượu bia vì có thể làm tình trạng rôm sảy nặng hơn
5. Tránh cào, gãi
Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm trùng da. Nếu trẻ cào, gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho trẻ để ngăn ngừa da bị trầy, nhiễm trùng.