1. Ngủ gật ở Nhật Bản là được tuyên dương, khen ngợi
Hay một chuyện cũng rất thú vị đó là những người ngủ gật trên tàu, với những người có kinh nghiệm và đã thuộc một trường phái lão luyện thì có thể thức dậy đúng ga mà họ muốn xuống mà không cần phải canh giờ đặt báo thức gì cả.
Việc ngủ gà ngủ gật được xem là một hình ảnh không hề đẹp và thậm chí còn có phần bất lịch sự thì ở Nhật Bản là được tuyên dương, khen ngợi và cho đó là một hình ảnh đẹp và mang ý nghĩa người ngủ gật là người siêng năng.
Với Nhật Bản, những người ngủ ngay ngắn trên giường thì bị cho là lười biếng, và ngược lại việc ngủ gật ngoài đường hay trên tàu lại là việc đáng khen.
Và việc ngủ gật được gọi là “Inemuri”. Thuật ngữ “Inemuri” để chỉ trạng thái ngủ nhưng lại không hoàn toàn ngủ, tức người ngủ dường như vẫn có thể ý thức được những thứ xung quanh.
Ví dụ như những người tham gia cuộc họp, người ta có thể ngủ gật, nhưng sẽ tỉnh dậy đúng lúc tới phiên người ta lên phát biểu.
2. Ở Nhật không nhường ghế cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai
Ở Nhật, họ không phân biệt người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, tất cả mọi người đều bình đẳng. Nếu như ở Việt Nam, việc nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ mang thai là bình thường thể hiện sự kính trọng nhưng với Nhật thì khác.
Sinh sống ở Nhật, bạn không cần phải nhường ghế cho người già, trẻ em… bởi hành động nhường ghế sẽ chỉ khiến cho họ nghĩ rằng bạn đang chê bai họ vì tuổi tác hay sức yếu.
Ở Nhật Bản, việc nhường ghế cho người già lại có phần gì đó được coi là bất lịch sự. Đó là vì người Nhật có tinh thần Samurai rất cao, họ không muốn thừa nhận hay cảm giác mình yếu đuối hơn người khác nên không muốn nhận sự giúp đỡ đó.
Hơn nữa, những người lớn tuổi lại không thích nhận mình là “già”, vì vậy, khi ai đó nhường ghế cho họ, họ sẽ nghĩ là đối phương đang có ý chê họ già.
3. Ăn mì húp “xì xụp” là lời khen ngợi
Ăn uống là vấn đề tế nhị phải giữ ý, nhất là với con gái, ăn nhỏ nhẹ, không được có tiếng động nếu không sẽ bị nói là vô duyên, không có ý tứ. Thế nhưng, tại Nhật Bản, tiếng húp mì “xì xụp” lại có giá trị như một lời khen.
Đối với người Nhật, tiếng húp mì như là sự khen ngợi của người ăn rằng họ đang thưởng thức chúng rất ngon. Hay khi đi ăn ở nhà hàng cũng vậy, tiếng húp mì thay cho lời khen dành cho đầu bếp rằng họ đã nấu rất ngon.
4. Khi uống rượu, tự rót rượu cho mình là hành vi tuyệt đối cấm kỵ
Nếu như ở Việt Nam, chúng ta vẫn thường có thói quen rót rượu mời khách, bạn bè trước rồi tự rót rượu cho mình và cùng uống thì ở Nhật Bản lại không như vậy.
Với người Nhật, tự rót rượu cho mình là hành vi tuyệt đối cấm kỵ vì họ cho rằng đó là hành vi tự mãn, thiếu văn hóa và không tôn trọng người cùng uống.
Người Nhật sẽ rót rượu mời người đối diện và sẽ đợi người đó rót lại và mời thì sau đó cả 2 mới cùng thưởng thức cùng nhau.
5. Nhiều người Nhật không thích nhận tiền típ
Hiện nay, hành động trả thêm tiền típ thêm sau các bữa ăn để thể hiện sự phục vụ tốt và xứng đáng được nhận. Đây là cách mà rất nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Tuy nhiên, đến Nhật việc bạn gửi tiền bo là điều không cần thiết. Thậm chí, có rất nhiều nhân viên đuổi theo khách du lịch để trả lại tiền.
Con người ở Nhật, họ không mong đợi được khách trả tiền bo, vì với họ phục vụ tốt là nghĩa vụ cần thiết trong công việc.